300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Blog Archive

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Tagged under:

Công dụng đặc biệt của cây Sài Đất | sức khỏe| Hằng Lê HG85

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Tagged under:

Rau Răm| Những tác dụng bất ngờ và những lưu ý khi sử dụng| Hằng Lê HG85

NHỮNG TÁC DỤNG THẦN KÌ CỦA RAU RĂM Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn. Rau răm là một loại cây thảo mộc, có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, phần thân mọc cao lên khoảng 30 - 40 cm. Cả cây rau răm đều có mùi thơm đặc trưng, lá rau răm nhọn ở chóp lá và bề mặt thì có nhiều đường gân chạy song song nhau Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu nhiệt độ trên 32 độ C hay quá nhiều nước. Ở Việt Nam rau răm được trồng làm rau thơm hoặc có khi mọc tự nhiên. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt. Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dạng khô thường dùng sắc uống như thuốc. Rau răm hay được sử dụng để giải quyết tình trạng lạnh bụng, ăn không tiêu. Dùng rau răm thường xuyên còn giúp bổ gân cốt, sáng mắt. Ngoài ra thì cây rau răm còn được sử dụng để giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, nôn mửa, hay say nắng nữa. Nếu dùng lá rau răm để chắt lấy nước cốt sẽ tiêu được nọc độc rắn. Các bệnh ngoài da người ta cũng dùng rau răm để chữa. Cây rau răm đúng là chữa được nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là một số tác dụng và bài thuốc từ cây rau răm - Hỗ trợ điều trị cảm cúm, hắt hơi Rau răm kết hợp với gừng cùng tính ấm sẽ trở thành một loại thức uống ngon hữu hiệu và có tác dụng giải cảm, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của cảm cúm gây ra cho người bệnh. Đối với các bệnh cảm cúm, sổ mũi thì lấy rau răm giã nát cùng chút gừng tươi. Thêm nước lọc vào khuấy đều rồi chắt lấy nước trong để uống. - Hỗ trợ điều trị nước ăn chân Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mà rau răm được nhiều người sử dụng khi bị nước ăn chân. Dùng rau răm tươi rửa sạch, giã nát. Tiếp đến đắp lên vị trí bị nước ăn chân hoặc bạn có thể dùng bông mềm thấm nước rau răm để sát khuẩn ngoài da vùng bị nước ăn chân. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, tuy nhiên bạn cần giữ chân luôn khô ráo, hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc với nước để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. - Chữa bệnh ngoài da Cây rau răm còn được biết đến với công dụng chữa các bệnh ngoài da. Ví dụ như ghẻ lở hay hắc lào chẳng hạn. Cách thực hiện rất đơn giản. Cứ lấy cả cây rau răm đem ngâm với rượu nếp. 2 ngày sau thì mang ra bôi vào chỗ cần điều trị. - Đánh bay vết bầm tím Hái lấy 1 nắm lá rau răm làm sạch rồi giã nát ra. Sau đó trộn cùng với long não. Nếu không có thì trộn cùng đầu long não cũng được. Đắp vào chỗ bị thương và băng lại. - Mụn bị sưng Mụn nhọt, mụn trứng cá xuất hiện trên mặt khá mất thẩm mỹ. Để ngăn chặn tình trạng này đồng thời mau chóng đuổi chúng đi thì bạn làm như sau. Lấy rau răm làm sạch rồi cho vài hạt muối vào giã nát. Đắp hỗn hợp lên chỗ bị mụn và cố định lại là được. Một ngày thay băng một lần. Hỗn hợp này vừa giúp sát trùng vừa giúp mụn mau tiêu độc. - Se nhỏ lỗ chân lông Tuy không có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau răm lại có tác dụng se khít lỗ chân lông vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn dùng rau răm thì không cần quá lo lắng vì nó rất hiệu quả, an toàn, đặc biệt không gây hại cho da. Có thể dùng để thay thế cho các loại sữa rửa mặt bạn đang dùng. Ta có thể giã hoặc xay nhuyễn 1 nắm lá rau răm cùng vài hạt muối. Lọc lấy nước cốt. Sau khi làm sạch da mặt thì lấy nước cốt thoa đều lên trên da. Cứ để đến khi hỗn hợp khô lại. Chừng vài phút sau thì dùng nước sạch rửa lại là được - Giúp giảm triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa Rau răm tươi có đặc tính ấm bụng nên rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt cải thiện tốt các triệu chứng: Đầy bụng trướng hơi, đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh,...Chỉ cần hái 1 nắm lá rau răm đem giã nát ra rồi chắt lấy nước uống. Phần bã thì cho vào vùng quanh rốn để đắp. Một số lưu ý Rau răm là loại rau gia vị hay được ăn kèm với các món hải sản, canh ngao nấu chua hoặc trứng vịt lộn,… Mặc dù rau răm hoàn toàn không có độc tính nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng có tác dụng phụ. Chính vì thế mà trước khi quyết định dùng rau răm trị bệnh bạn cần tìm hiểu kỹ càng. Từ thể trạng bệnh tật, độ tuổi cho đến liều dùng sao cho hợp lý * Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì hãy tránh xa rau răm để không gây ra tình trạng sảy thai. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn hoặc các loại thực phẩm gây khó tiêu khác thì nên ăn kèm với loại gia vị khác không phải rau răm để đảm bảo an toàn và không gây hại cho thai nhi. * Người có máu nóng nên tránh xa rau răm để không làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn. * Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên sử dụng rau răm. Vì có thể sẽ gây ra tình trạng rong huyết. Nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt. Chỉ có thể ăn rau răm kèm với các loại thức ăn khác chứ không nên ăn hoặc uống nước ép trong thời gian dài để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. * Tùy theo cơ địa của mỗi người nên khi sử dụng rau răm làm dược liệu nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ chuyên môn để tránh những tác hại không mong muốn xảy ra.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Tagged under:

Ý nghĩa ngày Tết của hoa Màu Gà| Công dụng hoa Màu Gà| Hằng Lê HG85

Ý NGHĨA CỦA HOA MÀU GÀ VÀO NGÀY TẾT Hoa Mào gà được dân gian biết đến với vẻ đẹp kì lạ và màu đỏ rực rỡ. Cứ mỗi đọ xuân về, ở một số vùng quê thì bà con lại nô nức sắm cho gia đình một chậu Mào gà để trang trí cho không gian ngày Xuân. Mào gà không đẹp sang trọng nó mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng rất mặn mà và vô cùng sâu sắc. Cây hoa mào gà có nguồn gốc từ Ấn Độ. Chúng là những cây làm cảnh hay có thể ăn được, có hình dạng và sử dụng tương tự như cây rau dền. Chúng được gọi là cây mào gà do màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà. Theo phong thủy hoa mào gà có tác dụng mang đến may mắn tiền tài cho gia chủ vì thế hoa mòng gà thường được chưng vào ngày tết vì lý do đó. Hơn nữa hoa mào gà còn có tượng trưng cho người anh hùng, sự hy sinh, tấm lòng cao thượng sẵn sàng hy sinh cho người khác. CÔNG DỤNG CỦA HOA MÀU GÀ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Cây hoa mào gà hay cây mồng gà là một loại thực vật có hoa thuộc họ dền. Cây thân mềm. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Mào gà trắng còn có các tên gọi khác như cây đuôi lươn, thanh lương tử, mào gà đuôi nheo, bạch kê quan hoa hay cây bông mồng gà trắng… Cây mọc quanh năm, thân thẳng, nhỏ, vỏ ngoài nhẵn, phân nhiều cành. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,3 – 2 mét. Lá cây mồng gà trắng mọc so le, lá nguyên, hình mũi mác nhọn ở đầu, chiều rộng khoảng 2 – 4 cm và dài cỡ 8 – 10cm. Mào gà trắng cho ra hoa vào mùa xuân đến mùa hè trong năm. Hoa màu trắng hoặc hơi hồng, mọc ở ngọn hoặc đầu cành ,không có cuống. Mỗi bông có thể dài từ 3 – 7cm. Quả nang chứa nhiều hạt dẹt sắc đen hoặc nâu đỏ có đường kính chỉ khoảng 1mm. Loài mào gà hoa trắng hiện đang được trồng ở nước ta có nguồn gốc từ phía Đông Ấn Độ di thực sang. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi nơi làm cây cảnh, lấy dược liệu. Tại Châu Phi và một số nước Đông Nam Á, người dân còn thu hái lá và hoa mào gà trắng để làm rau ăn hàng ngày. Cả cây màu gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận như hạt, cụm hoa và mầm non làm dược liệu chữa bệnh trong y học cổ truyền. Hạt mào gà trắng chứa chất béo và một số hoạt chất kháng sinh, tiêu viêm. Trong khi đó, cây hoa mào gà đỏ có chứa betanin, anthocyanin và hạt chứa chất béo. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng hoa mào gà Điều trị bệnh đau mắt, viêm kết mạc trong giai đoạn cấp tính Kết hợp hạt hoa mào gà trắng với đỗ phụ ( hoàng cầm ), long đởm mỗi loại 9g, địa hoàng thán 15g, hoa cúc trắng 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Điều trị thổ huyết Bài 1: Dùng 6g hoa mào gà trắng sao chung với giấm, giã nhỏ. Uống thuốc chung với nước ấm hoặc chút rượu, mỗi ngày 2 lần. Bài 2: Dùng cả cây hoa mào gà trắng dạng tươi hoặc khô. Sắc uống ngà 1 nắm Bài 3: Dùng 15 – 24g hoa mào gà trắng tươi ( tương đương 6 – 15g khô ) đem nấu chung với phổi lợn trong 60 phút. Chia làm 3 lần dùng trong ngày. Uống nước và ăn cả cái. Điều trị khạc ra máu Bài 1: Lấy hoa mào gà trắng, bá tử nhân, bạch hoa thảo mỗi vị 30g. Sắc uống 1 thang trong ngày. Bài 2: Phối hợp 24g hoa mào gà tươi với 30g rễ cây cỏ tranh. Dùng ngày 1 thang theo dạng sắc uống. Bài 3: Hầm 15 – 24g hoa trắng hầm cùng phổi lợn cho nhừ rồi chia làm 3 lần ăn. Điều trị chứng bạch lỵ Lấy hoa mào gà trắng sắc chung với 200ml và một ít rượu uống. Chữa bệnh trĩ lở loét Dùng hoa mào gà, ngũ bội tử mỗi vị 3g. Tán bột mịn, trộn chung với một ít bột băng phiến rồi thêm mật lợn vào tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi vào búi trĩ ngày 1 – 2 lần. Chữa ra nhiều khí hư Bài 1: Dùng 60g hoa mào gà và 30g sừng hươu. Tán tất cả thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g x 2 lần/ngày. Uống thuốc chung với một ít rượu Bài 2: Mào gà bông trắng 15g, cây cỏ nến sao 6g. Lấy 1 thang sắc uống hàng ngày. Bài 3: Chuẩn bị 30g mào gà hoa trắng và 1 con gà ác cỡ vừa. Gà làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Nhét dược liệu vào trong bụng đem hầm chín ăn