300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Tagged under:

Công dụng Hoa Nhài| trà Hoa Nhài trị bách bệnh| Hằng Lê HG85

Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Hoa nhài, còn gọi là hoa lài, nhài đơn.
Cây hoa nhài là loại cây thân nhỡ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.
Theo y học cổ truyền, hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Có công dụng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khóe mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới.
**Một số tác dụng của Hoa Nhài
-Chữa mất ngủ
-Trị nhức mỏi, đau đầu gối
-Trị rối loạn tiêu hóa
-Trị tăng huyết áp
-Thanh nhiệt cơ thể
Hoa nhài đẹp và có tác dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó hoa nhài còn được sử dụng làm trà . Trà hoa nhài được dùng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, đó là sự pha trộn giữa trà xanh và hoa nhài. Ngoài hương vị và mùi thơm không thể nhầm lẫn được, loại trà này còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
và có tác dụng trị bệnh.
**Tác dụng trà hoa Nhài
-Giảm nguy cơ mắc ung thư
-Giảm stress
-Giảm cholesterol máu
-Giảm cân
-Chống cảm lạnh
-Làm đẹp
-Tốt cho người bị tiểu đường
....
*** Một số lưu ý
-Hoa lài không được sử dụng trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm. Bởi vì nó sẽ khiến da bị tổn thương
-Không được uống trực tiếp. Nên pha chế với lượng nhỏ để thu được hiệu quả sử dụng tốt hơn
-Phụ nữ mang thai không sử dụng thức uống hoa nhài
-Không uống trà hoa nhài khi bụng rỗng vì nó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày
-Sử dụng hoa lài chăm sóc sức khỏe cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Tagged under:

Đậu Rồng - dược liệu đa tác dụng tốt cho sức khỏe| Hằng Lê HG85

Đậu rồng hay còn gọi là đỗ khế. Là một dạng c ây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa.
Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, đậu rồng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng có khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong đậu rồng cũng không thua kém so với các thực phẩm giàu vitamin C khác. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 18,3 mg vitamin C (tương đương 31% nhu cầu vitamin C mỗi ngày). Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, duy trì tính đàn hồi cho làn da, kích thích vòng tuần hoàn máu và ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, đậu rồng cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng khác như sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Tác dụng của đậu rồng:
- Cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm cân
- Ngăn ngừa lão hóa sớm
- Hỗ trợ kiểm soát bệnh hen suyễn
- Hỗ trợ trị viêm khớp
- Ngăn ngừa các vấn đề về mắt
- Giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu
- Tốt cho xương khớp, ngừa loãng xương
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Tốt cho phụ nữ mang thai
...

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Tagged under:

Cây Cát Lồi - vị thuốc nam đa công dụng| cây Mía Dò| Hằng Lê HG85

Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng.
Cây cát lồi hay còn gọi là cây mía dò, cây củ cát lồi. Là loài cây thân thảo, thân màu tím, lá xanh đậm, được xem là loại thảo dược đông y vô cùng tốt được sử dụng khá phổ biến. Chúng mọc thẳng đứng, ít phân nhánh. Rễ cây to khỏe, cả thân và rễ đều dùng để làm thuốc.
Lá cây cát lồi hình nang trứng. Phiến lá dài và hẹp, hoa của nó mọc ở ngọn. Hoa thường có màu trắng và màu đỏ tía.
Sau đây là một số tác dụng của cây Cát Lồi (mía dò):
- Trị đau nhức xương khớp phong tê thấp
- Trị đau dây thần kinh
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm mát gan
- Trị viêm tai
- Chữa bệnh ho gà
- Trị mẫn ngứa, mề đay
- Trị xơ gan cổ trướng
- Chữa viêm thận cấp
......
** Một số lưu ý khi sử dụng

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Tagged under:

Rau Càng Cua | Cây thuốc dân gian chữa nhiều bệnh| Hằng Lê HG85

Cây rau càng cua còn có tên gọi khác là rau tiêu, đơn kim, quỷ châm thảo
Rau càng cua là một loại rau quý vừa dùng để chế biến món ăn lại tốt cho sức khỏe. Đây là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng. Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau.
Loại rau này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến này được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, rau càng cua mọc dại khắp nơi. Đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…
Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…

Rau càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phổ biến như nấu canh, ăn sống, giã lấy nước uống, giã đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.
* Một số tác dụng của rau càng cua:
- Chữa trị viêm họng
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
- Giúp lợi tiểu
- Chữa mụn nhọt
- Đau lưng cơ co rút
- Tốt cho tim mạch
- Phòng ngừa bệnh gout
- Chống oxy hóa
- Giải nhiệt, nóng trong
* Một số lưu ý khi dùng rau càng cua: Người bị tiêu chảy, sỏi thận, phụ nữ mang thai và cho con bú thì hạn chế dùng rau càng cua.