300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Tagged under:
NHỮNG TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA TRÁI BÌNH BÁT Theo dân gian Việt Nam, cây bình bát là loại cây dân dã mọc nhiều phỏ biến nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trái bình bát có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe mà nhiều người còn chưa biết đến. Xin mời các bạn hãy đọc bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng của trái Bình bát Bình bát còn được biết đến với các tên gọi như trái nê, trái na xiêm được trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Bình bát là loại cây gỗ, cao khoảng 3 – 5 m và có tán rất rộng. Loại cây này có thể sinh trưởng ở vùng ngập nước vừa phải. Bình bát có dạng lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng, song trái chín thì có mùi thơm cực kì hấp dẫn. Cây bình bát thường dùng làm củi đốt và cháy khá nhanh. Trái bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt. Bình bát tuy thơm và bổ dưỡng nhưng có khá nhiều hạt và phần nạc dính vào hạt rất chặt. Do đó ăn trái bình bát khá kì công. Bạn có thể dầm chung với đường cho thật kĩ rồi chắt lấy nước đặc pha với nước lạnh để ăn. Bạn nên cho thêm ít đá viên là thành thức uống giải khát lúc trưa hè. * Tính vị Toàn thân cây Bình bát có vị đắng chát, chứa độc tố, đặc biệt là ở vỏ thân và hạt. * Tác dụng dược lý - Theo y học hiện đại: Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số loại nấm như Candida Albicans, Trichophyton Mentagrophytes, trực khuẩn lỵ và vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ thống hô hấp. Tác dụng độc với tế bào: Chiết xuất từ hạt, vỏ thân và rễ Bình bát được cho là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi và ung thư bạch cầu dòng Lympho. Tác dụng tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, con ghẻ, chấy rận. - Theo y học cổ truyền: Chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng Nhuận tràng, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ bài tiết - Chủ trị: Điều trị mề đay mẩn ngứa Trị bệnh lao phổi Hỗ trợ cải thiện các bệnh xương khớp Điều trị tiểu đường Quả bình bát có mùi thơm đặc trưng nên dễ thu hút côn trùng. Do đó, cần để tránh những nơi có côn trùng, nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao có thể gây ẩm mốc làm hư hỏng dược liệu. * Những bài thuốc chữa bệnh từ cây và trái bình bát Cây bình bát giúp trị bệnh lao phổi Dùng 20g thân vỏ thái mỏng rồi đem phơi khô, sau đó đun sôi nấu cùng 1,2 lít nước dùng uống trong ngày và uống iên tục cho đến khi thấy đỡ hẳn. Chữa bệnh tiểu đường Dùng quả bình bát xanh bỏ hạt, thái mỏng, phơi khô. Mỗi lần nấu dùng khoảng 5g đủ uống trong ngày đun sôi 15 phút. Dùng theo cách này lượng đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định. Chữa bướu cổ bằng quả bình bát Dùng quả bình bát tươi, dùng đũa căm xuyên qua rồi đem nướng đến khi cháy hết vỏ. Để nguội đến khi quả còn ấm rồi lăn lên vùng bướu, mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút. Mỗi lần lăn từ 2- 3 quả và cứ lăn liên tục đến khi bướu tan hẳn. Chữa bệnh đau, nhức xương khớp Lấy trái bình bát xanh giã nhuyễn, cho vào nồi và cho thêm ít nước xào nóng. Sau đó chườm và vị trí đau 30 phút.Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, có thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán Sử dụng quả Bình bát xanh, phơi khô, thái lát. Mỗi lần dùng 8 – 12 g sắc thành thuốc, dùng uống. Quả bình bát trị bướu cổ Bướu cổ là một trong những bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi. Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư Bệnh bướu cổ được xác định gây ra bởi các nguyên nhân gồm cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao; do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn tuyến giáp và gây bướu cổ; một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất di truyền. Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, y học đưa ra những phương pháp để chữa trị bệnh này. Trong đó, Đông y xem trái bình bát nướng là một trong những bài thuốc trị bướu cổ hiệu quả. Nguyên nhân để người ta chọn trái bình bát trong điều trị bệnh bướu cổ là trong trái này có nhiều vitamin C, magnésium, potassium giúp giảm tác hại của các tế bào gốc tự do và có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất dịch và cân bằng điện giải trong cơ thể. Chữa bệnh bướu cổ bằng trái bình bát nướng là bài thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Nam Cách thực hiện như sau: Sử dụng trái bình bát xanh, dùng một cây đũa xuyên qua, đem nướng trên bếp than, nướng trái xém vỏ, để nguội vừa phải và lăn lên bướu. Mỗi ngày lăn ba lần, mỗi lần lăn khoảng 30 phút. Trái bình bát xanh có tính hút độc mạnh, tan ứ, tiêu u, khi lăn thời gian khoảng 3 ngày thì sẽ thấy khối u mềm ra, kiên trì lăn từ 1 đến 2 tuần trở lên sẽ thấy hiệu quả. Tùy theo khối u to hay nhỏ, thời gian lăn nhiều hay ít sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. Ngoài trị bướu cổ, bình bát và còn là khắc tinh của các khối u như: u vú, u hạch. Bị u chỗ nào thì nướng bình bát và lăn lên chỗ đó, khối u sẽ mềm và nhỏ dần. Theo các nguyên cứu khoa học, không chỉ các chất có trong trái bình bát hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ mà việc làm nóng trái bình bát rồi lăn trên bướu cổ còn có tác dụng làm nóng ở vị trí được lăn, từ đó giúp giảm đau, giảm sưng tại vị trí bị bướu cổ. Trong y học, công dụng của trái bình bát nướng có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bướu cổ. Đối với một số người, việc tìm đến các bài thuốc Nam để trị bướu cổ, như sử dụng trái bình bát là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm giảm những tác dụng phụ cũng như đảm bảo sức khỏe bản thân. * Lưu ý khi sử dụng Bình bát - Bình bát có chứa độc, do đó khi sử dụng cần hết sức thận trọng. - Không để nhựa, nước của cây bắn vào mắt để tránh kích ứng. Ngoài ra, khi sơ chế nên tránh để tiếp xúc trực tiếp với da, nhựa cây có thể gây dị ứng, kích ứng, mề đay mẩn ngứa. - Bình bát là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi với nhiều ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, cây có chứa độc tính, do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Tagged under:

Cây LƯỢC VÀNG chữa bệnh gì? Những tác dụng thần kỳ của cây LƯỢC VÀNG| Hằ...

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA CÂY LƯỢC VÀNG Tác dụng của cây lược vàng được biết đến là thần dược cho nhiều loại bệnh. Được người dân sử dụng rộng rãi, phổ biến, cây lược vàng như một người bạn không thể thiếu cho mỗi gia đình. Cây lược vàng còn có tên gọi khác là cây lan vòi hay lan rủ, tên khoa học là ”callisia fragrans”. Lược vàng là một loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thân lược vàng chia làm nhiều đốt và có nhánh. Lá cây lược vàng đơn mọc so le, các phiến lá thuôn hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, bẹ lá ôm khít lấy thân. Trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và một số sắc tố flavonoid và steroid. Những tác dụng của cây lược vàng: Trong dân gian từ xưa đã lưu truyền những bài thuốc nam rất quý, hiệu quả chữa bệnh có khi vượt qua cả những nghiên cứu Tây y hiện đại. Bài thuốc về cây lược vàng trị bệnh là một trong những bí quyết dân gian đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm tưởng khó vượt qua. Chính vì vậy trong dân gian có câu “Cây lược vàng quý hơn vàng”. Cây lược vàng có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt những chủng vi khuẩn gây nên những bệnh về đường hô hấp. Cây lược vàng giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, giúp giảm đau đồng thời ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình. Tác dụng của lược vàng Trị Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch). Trị Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn. Trị Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má sưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kỹ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm, trước khi nhai súc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết sưng, chân răng không đau nhức nữa. Trị Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng sưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà xát vào chỗ sưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức, vầng đỏ cũng không còn… Chữa bệnh đau lưng Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau: • Dạng dùng thông thường: Là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá). • Ngâm rượu: Lá lược vàng đem cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần. • Dùng xoa bóp: Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt (khuyến khích). • Dạng dầu: Dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát. Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo. Trị vẩy nến Trường hợp đầu tiên là Chị Phạm Ngọc B, 45 tuổi, nhà ở tổ 3 thị trấn Kim Bài - Thanh Oai - Hà Nội bị bệnh vảy nến từ tháng 2/ 2009 và đã đi chữa trị ở khắp nơi từ Bệnh viện Da Liễu Hà Nội tới các phòng khám Đông y nhưng không nơi nào giúp chị chữa khỏi bệnh. Mãi đến tháng 3/2011, một người bạn biết được công dụng của cây lược vàng mới giới thiệu cho chị sử dụng. Thế là từ đó mỗi ngày chị lấy 6 lá lược vàng giã ra chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút. Mặc dù những ngày đầu sử dụng thấy chân các vảy rớm máu rất đau và khó chịu nhưng chị vẫn kiên trì dùng thuốc. Không ngờ chỉ sau hai tháng các vảy bắt đầu rụng hết, vùng da bị bệnh bắt đầu nên da non. Tháng 6/2011 chị bình phục sức khỏe hoàn toàn, da chân da tay trở lại bình thường, tóc không còn rụng nữa. Hiện giờ chị vẫn tiếp tục sử dụng lược vàng để phòng bệnh tái phát. Chống oxy hóa Dịch ép được từ cây lược vàng có nhiều các hoạt chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàng có chứa flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng như vitamin P có khả năng làm tăng tác dụng của Vitamin C, làm bền mạch máu. Chất Quercetin có tác dụng chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính. Chất phytosterol có tác dụng kháng ung thư và chống lại việc xơ cứng. Tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị về dạ dày, gan, phổi, thận, huyết áp, đau nhức xương khớp. Chữa trị bệnh tiểu đường Nhắc tới tiểu đường, ta thường nghĩ ngay đến dây thìa canh hay khổ qua rừng. Tuy nhiên, lá lược vàng là cái tên không thể xem thường. Chiết xuất lá chứa flavonoid có công dụng điều hòa đường huyết, rất có lợi cho những người bị đái tháo đường. Cách dùng cây lược vàng chữa bệnh tiểu đường như sau: • Sử dụng lá lược vàng ép tươi lấy nước hoặc nhai lá. • Mỗi ngày sử dụng 1 lần. Sau một tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Để bệnh được hiệu quả cao nên hỏi ý kiến của bác sĩ vì loại dược liệu này có tác dụng phụ. Nên dừng lại nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường để tránh những nguy hiểm không đáng có xảy ra. Chữa trị bệnh gan Nhờ có các hoạt chất tốt, dược liệu chữa được các bệnh liên quan đến gan theo 3 bài thuốc sau: Bài thuốc 1: Chuẩn bị: 50g lược vàng, 50g cây bòng bong. Sau đó ngâm hỗn hợp với rượu trắng. Bảo quản nơi thoáng mát. Sau 1 tháng lấy ra dùng, có tác dụng chữa trị các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. Cách dùng: Uống một ngày 2 lần, mỗi lần uống khoảng 1 ly rượu nhỏ. Bài thuốc 2: Chuẩn bị: Lá lược vàng tươi 50g xay nhuyễn sau đó lấy nước cốt vừa xay được cho vào hỗn hợp với 5 giọt dấm ăn. Bài thuốc này có thể điều trị xơ gan, trị đầy hơi, u gan lành tính, sỏi mật, viêm ống dẫn mật. Sử dụng liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ cho công dụng hiệu quả. Bài thuốc 3: Chuẩn bị: Lược vàng: 2 lá, lá mồng tơi: 7-9 lá (nữ 9, nam 7). Giã nát rồi uống nước cốt sau khi ăn tối. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy được công dụng của nó. Bài thuốc này trị các bệnh về nóng gan, viêm gan siêu vi B, C, nhiệt miệng, gan nhiễm mỡ. Tác dụng của cây lược vàng giúp chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư Nhiều nghiên cứu y học lâm sàng đã chứng minh, lá lược vàng chứa 2 thành phần là quercetin và flavonoid, nó có tác dụng chống oxy hóa và kìm hãm tế ung thư phát triển. Người bình thường cũng có thể uống nước lá lược vàng mỗi ngày để tạo miễn dịch tốt, giúp phòng ngừa u bướu. Cách nấu nước lược vàng như sau: Nấu 5 lá lược vàng, uống mỗi ngày thay trà. Uống trà lược vàng đều đặn sẽ thấy tình trạng bệnh khả quan, các độc tố trong cơ thể được thải trừ, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể từ trong ra ngoài. Bên cạnh việc uống nước trà hằng ngày, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được tác dụng hiệu quả nhất. Tác dụng của cây lược vàng trong làm đẹp Ngoài tác dụng chữa bệnh, lược vàng còn có công dụng trị mụn, làm đẹp rất hữu ích mà các chị em ít ai biết. Đắp lá lược vàng có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm cho vùng da đang bị hư tổn, giúp loại trừ mụn nhọt hiệu quả, tự nhiên và an toàn. Chuẩn bị một ít lá lược vàng, sau đó rửa sạch, giã nhuyễn cùng với một ít muối. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da trong vòng 10 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Dược liệu này có tác dụng làm sạch, làm mờ các vết nám da, sạm da, tàn nhang.