300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Tagged under:

Công dụng cây Nở Ngày Đất| Dược liệu hỗ trợ điều trị Ho, Cảm sốt | Hằng ...

Công dụng cây Nở ngày đất, Dược liệu hỗ trợ điều trị Ho, Cảm sốt Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Cây nở ngày đất hay còn được gọi với hai cái tên khác như cây hoa gà trắng và cây bạc đầu. Nở ngày đất là một loài cây cỏ sống lâu năm, phân nhiều nhánh và phần rễ của cây là loại rễ chùm nên rất to. Thân của loài cây được bao phủ bởi các sợi lông tơ màu trắng và có rãnh rất sâu. Lá nở ngày đất không có cuống và phân mặt trên của lá hơi nhẵn không có lông, còn phần mặt dưới của lá thì ngược lại với mặt trên chúng được bao phủ bởi những sợi lông màu trắng. Nở ngày đất được thu hoạch quanh năm và khi thu hoạch người ta thường nhổ cả cây mang về. Sau khi thu hoạch xong loại cây này người ta bắt đầu phân loại các bộ phận của cây rồi mang đi rửa sạch loại bỏ đất cát và cuối cùng là mang đi phơi hoặc sấy cho khô. Riêng phần thân của cây thì sau khi rửa sạch xong người ta cắt nhỏ rồi mới mang đi phơi hoặc sấy khô.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Tagged under:
XUYÊN TÂM LIÊN - THẢO DƯỢC VÀNG CHO SỨC KHỎE Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Xuyên tâm liên là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc thường dùng trong y học cổ truyền. Vị thuốc này đã từng được coi như “thần dược” của thời bao cấp ở nước ta. Theo thời gian cùng với sự phát triển của các loại thuốc tân dược, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới, cái tên Xuyên tâm liên dần bị lãng quên. Tuy nhiên, với xu thế sử dụng dược liệu ngày càng phổ biến, các vị thuốc nam đang lấy lại được giá trị của mình, trong đó Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu nhiều hơn về thành phần hóa học, tác dụng dược lý. Xuyên tâm liên có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, ung thư… được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, viêm nhiễm, ung thư, tiểu đường…

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Tagged under:
TÁC DỤNG CÂY RAU MƯƠNG Tác dụng Cây Rau Mương; cách trị tiểu đường, khuẩn HP dạ dày từ cây Rau MươngTrong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng. Cây rau mương có tính mát, vị ngọt. Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa. Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn. Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm. Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng. Một số tác dụng của rau mương: - Trị viêm amidan và viêm họng - Trị huyết áp cao - Trị ung nhọt, chín mé - Chữa đau khớp - Thanh nhiệt giải độc - Trị đau dạ dày, diệt khuẩn HP

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Tagged under:
CÔNG DỤNG CÂY CAM THẢO ĐẤT Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Từ lâu, cây cam thảo đất đã được dân gian xem là vị thuốc nam quý. Với công dụng hiệu quả, lành tính của loại thảo dược này được ứng dụng làm thuốc rộng rãi trong Y học dân tộc hàng ngàn năm qua Là thực vật thân thảo, mọc đứng, cao từ 30cm – 80cm, thân cây hình tròn, thuộc họ thân thảo, mềm, rễ to, hình trụ. Hoa thường mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi lá thường có 4 hoặc 8 hoa nhỏ. Hoa nở rộ vào mùa hạ, màu trắng, nửa trên có răng cưa, nửa dưới thì không. Quả hình bầu dục, bên trong có chứa những hạt nhỏ li ti. Cam thảo nam có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, dược liệu thu hái vào mùa xuân – hè được cho là có chất lượng tốt nhất. Khi thu hái nên đào cả phần gốc rễ của dược liệu. Sau khi thu hái, mang về rửa sạch bùn đất, thái nhỏ có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, bảo quản dùng dần. Theo các nhà thực vật học, cây thuốc thường phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc vùng đầm lầy. Trên thế giới, có thể tìm được loài cây này ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan hay một vài nước thuộc Châu Mỹ. Tại Việt Nam, có thể tìm thấy cây này mọc hoang ở nhiều nơi như: ven đường, ven ao, ruộng,… phân bố ở đồng bằng là chủ yếu. Thành phần hóa học Cam thảo đất có chứa một lượng chất đắng rất đặc trưng cùng với một số các hoạt chất như Alcaloid, Allicin và chất acid silicic. Ở thân cây có chứa nhiều chất dầu đặc sệt cùng với các thành phần khác là Manitol, glucose, scoparia l. Ở phần gốc rễ có chứa các chất: B Sitosterol, manitol. Vị thuốc cam thảo đất Tính vị Trong Đông y, thảo dược có vị ngọt, tính mát và hơi đắng. Công dụng của cam thảo đất Trong Y học cổ truyền, cam thảo đất có một số tác dụng như sau: • Tác dụng nhuận phế. • Giúp thanh nhiệt, làm mát gan, giải độc cơ thể. • Giúp lợi tiểu và kiện tỳ • Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giúp hạ huyết áp. • Điều trị viêm họng, ho, cảm. Theo Đông y, vị thuốc giúp lợi niệu, nhuận phế, sinh tân, bổ tỳ, giải độc, thanh nhiệt. Uống nước cam thảo đất là cách đơn giản để giải hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt đối với những người bị ho, viêm phế quản hay tiểu đường. Ngoài ra, uống trà cam thảo đất mỗi ngày giúp giảm cholesterol, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu. Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây ung thư, giúp tăng sức đề kháng trong cơ thể. Bài thuốc sử dụng cây cam thảo đất Chữa cảm cúm: Dùng 30g cam thảo đất, 15g bạc hà, 10g cây ngải cứu, 10g cây diếp cá. Mang toàn bộ nguyên liệu đi sơ chế sạch sẽ, phơi ráo nước. Sắc với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi có thể lọc ra lấy nước uống. Kiên trì sử dụng đến khi triệu chứng bệnh có chuyển biến tích cực. Chữa dị ứng phát ban, mẩn ngứa, mề đay Dùng 15g cây cam thảo đất, 20g kim ngân hoa, 10g cây mã đề, 20g ké đầu ngựa. Mang đi sơ chế rồi sắc cùng với nước, đun với lửa vừa cho đến khi thuốc sôi thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả. Điều trị huyết áp cao, xuất huyết não Chúng ta cần chuẩn bị 20g cam thảo đất, 15g bạch dược, 15g lá sen, 15g cây tầm gửi, 15g mạch môn, 15g sinh địa, 15g đỗ trọng. Sau khi mang về, rửa sạch lớp bụi bẩn, để ráo nước rồi bỏ tất cả nguyên liệu vào ấm sắc, sắc chung với nước. Có thể chia ra sắc thành 3 lần cho đến khi nước thuốc nhạt đi.Sử dụng mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Điều trị tiểu tiện không thông Sử dụng 20g cam thảo đất, 15g râu ngô, 15g cây mã đề, 15 cây râu mèo. Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sắc thuốc. Uống mỗi ngày 1 thang, không nên sử dụng quá liều lượng. Kiên trì sử dụng sẽ thấy tiểu tiện dễ dàng, không còn đau rát. Chữa viêm họng hạt Cây cam thảo đất từ xưa còn được biết là thần dược đối với những bệnh nhân đang bệnh viêm họng hạt. Bài thuốc điều trị viêm họng hạt từ loại cây này cũng tương đối đơn giản. Chuẩn bị 30g cam thảo đất, 15g bạc hà, 20g rau diếp cá. Lấy tất cả giã nhuyễn, vắt lấy nước, có thể thêm 1 chút muối để tăng thêm hiệu quả. Mỗi ngày uống khoảng 3 hoặc 4 lần giúp kháng viêm, tiêu đờm và giảm mủ rất hiệu quả. Có thể lấy nước thuốc súc miệng mỗi sáng và khạc mạnh để thông đờm. Chữa chứng ho hen, ung thư phổi Bài thuốc sau đây có tác dụng giúp bệnh nhân cải thiện và giảm các cơn ho hen do các tế bào ung thư phổi gây ra. Bài thuốc: 60g cam thảo đất khô, sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần cho buổi sáng và buổi chiều. Kết hợp thêm cây thuốc dòi (bọ mắm) để tăng hiệu quả điều trị ho lao. Lưu ý, thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị phần nào, để điều trị dứt điểm ung thư phổi, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Chữa chứng nóng gan Vị thuốc thích hợp với những người thường xuyên sử dụng rượu bia, các loại thuốc tây có thể bị nóng gan, men gan cao. Bài thuốc từ chữa chứng nóng gan theo kinh nghiệm dân gian: Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g cam thảo đất, mang đi nấu chung với đường cát hay chưng cách thủy. Đối với những bệnh nhân đang bệnh tiểu đường thì nên giảm lượng đường lại. Có thể sử dụng mỗi ngày nhưng không nên sử dụng thay cho nước lọc. Bài thuốc 2: Lấy 20g cam thảo đất, cà gai leo, diệp hạ châu, hoa atiso, hãm nước uống như trà hàng ngày. Uống trà này thường xuyên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Giúp loại bỏ các triệu chứng bức rức, nóng trong, tiểu rắt hiệu quả. Chữa mụn rộp, eczema, thấp chẩn Hái 1 nắm lá tươi, đem rửa sạch, mang đi giã nát, lấy đắp lên vùng da tổn thương để tránh viêm nhiễm. Kết hợp thêm lá cây sài đất và lá đơn đỏ để tăng hiệu quả. Điều trị ung thư sinh phù thũng Sử dụng cây cam thảo đất khô 50 gram, 30 gram long quỳ, 30 gram xích tiểu đậu, 10 gram đại táo. Sau khi sơ chế nguyên liệu, đem đi sắc nước uống hàng ngày. Người bệnh nên uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống lâu dài sẽ nhận thấy cải thiện nhất định. Tác dụng của cây cam đất chữa bệnh tiểu đường Theo một số nghiên cứu tại Ấn Độ, những thành phần có trong cây cam đất rất có lợi trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể, hoạt chất ancaloit (amelin) trong cây cam thảo đất có vị đắng và là tác nhân có hiệu quả cao trong việc ổn định và cải thiện đường huyết. Ngay cả các trường hợp tiểu đường lâu năm, khi sử dụng cam thảo đất cũng có thể giảm được lượng đường trong máu. Ngoài ra, vị thuốc trên còn kích thích gia tăng số lượng hồng cầu, giúp ngăn ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng cây cam thảo đất Khi dùng cây cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường cần lưu ý đến liều lượng sử dụng để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất đồng thời. Cụ thể: Giúp cải thiện rõ rệt chỉ số đường huyết sau 30 ngày sử dụng đồng thời ổn định đường huyết và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm liên quan đến huyết áp, tim mạch, gan, giác mạc,… Nguyên liệu cần chuẩn bị • Cam thảo đất: chọn 15 gram loại khô • Diệp Hạ Châu: 10 gram Cách thực hiện Dùng hỗn hợp vị thuốc chuẩn bị nấu với 3 phần nước với lửa vừa đến khi còn lại 1 phần thì dùng được. Mỗi ngày nên nấu uống điều độ 2 lần. Nước cam thảo đất Mỗi ngày dùng 40 gram cam thảo đất tươi hoặc 20 gram cây cam thảo đất khô đun với 1 lít nước và uống hàng ngày. Hiệu quả của nước cam thảo đất có thể chậm hơn bài thuốc cam thảo đất nhưng dễ thực hiện. Tuy nhiên, không nên uống cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường liên tục nhiều ngày hoặc thay thế hẳn cho lượng nước lọc để tránh bị phù nề. Tốt hơn hết nên uống 3 ngày, nghỉ 1 ngày sau đó uống tiếp. **Lưu ý khi sử dụng cam thảo đất Dược liệu cam thảo đất có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc sử dụng nếu trước đó đã có các phản ứng phụ với thảo dược. Một số trường hợp ghi nhận nguồi bệnh sử dụng cây cam thảo đất làm thuốc với số lượng lớn liên tục có hiện tượng phù nề. Liều đùng quy định không dùng quá 50 gram cam thảo đất mỗi ngày. Tốt nhất nên dùng thuốc trong 3 – 5 ngày, sau đó nghỉ một ngày. Cam thảo đất là thảo dược có tác dụng điều trị ho, chữa sởi, cảm cúm, giảm nhẹ triệu chứng tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân cần trao đổi trước với bác sĩ điều trị khi sử dụng cam thảo đất. Không tự ý thay đổi liều lượng và cách dùng bài thuốc. Bên cạnh đó kết hợp nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạ khoa học để nâng cao tác dụng của vị thuốc cam thảo đất./.