300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Tagged under:

Húng Quế vị thuốc dân gian có tác dụng cực tốt cho sức khỏe| Hằng Lê HG85

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Đây cũng chính là một loại dược liệu có tác dụng dược lý đa dạng nhờ hàm lượng tinh dầu cao.
Húng quế là loài một loại cây thảo sống hằng năm, có thể cao khoảng 25 – 50cm. Thân và cành cây nhẵn, phân nhánh nhiều từ dưới gốc, cành còn non có màu tím đỏ.
Lá cây mọc đối nhau có hình trái xoan, dài khoảng 3 – 5cm. Hoa nhỏ có màu trắng hoặc hơi tía, mọc thành chùm ở đầu cành có nhiều vòng gồm 5 – 6 hoa nhỏ.
Toàn cây húng quế được dùng để làm vị thuốc, trong đó lá và ngọn có hoa là được dùng phổ biến nhất.
Theo các tài liệu Đông y thì húng quế có vị cay, mùi thơm và tính ấm.
Dược liệu được quy vào 2 kinh là Phế và Tâm.
Dược liệu húng quế thường được dùng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng bài thuốc cụ thể. Có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống hay đắp ngoài, hấp cách thủy, sắc nước cùng các vị thuốc khác.
Liều dùng được khuyến cáo cho lá tươi là khoảng 20g/ngày, còn với hạt là 6 – 12g/ngày. Tuy nhiên, trong các trường hợp cụ thể có thể điều chỉnh liều cho phù hợp, nhất là khi dùng chung với các vị thuốc khác.
Tác dụng rau Húng quế
-Bảo vệ tim
-Tốt cho xương khớp
-Phòng chống ung thư
-Ngăn ngừa stress
-Phân hủy sỏi trong thận
-Trị đau đầu
-Trị ho
-Giúp cai thuốc lá
-Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
-Chữa những bệnh về đường hô hấp
-Ngừa bệnh tiểu đường
** Lưu ý: Cần hết sức lưu ý khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh máu khó đông hay bệnh nhân bị hạ đường huyết.
Khi có ý định dùng dược liệu này cho bất cứ mục đích nào cần trao đổi với bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bởi những rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu dùng sai cách.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Tagged under:

Quả Ớt với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe| sống khỏe| Hằng Lê HG85

Ớt được biết như một loại rau quả hay gia vị thường góp mặt trong các bữa ăn của mỗi nhà. Mặc dù ớt có vị rất hăng và cay nhưng nó lại rất được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người có thể sẽ bất ngờ vì thực tế ớt không chỉ là gia vị thông dụng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y, cụ thể ớt mang một số công dụng sau:
- Cải thiện hệ tuần hoàn máu
Nhiều người có thói quen ăn rất nhiều thực phẩm dầu mỡ nhưng lại rất lười vận động. Đó là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp hệ tuần hoàn không hoạt động khiến máu khó lưu thông đến các cơ quan, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm.
Để khắc phục tình trạng này mọi người có thể sử dụng ớt kèm theo các bữa ăn sẽ có tác dụng giải độc máu, giúp giảm cholesterol giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Giúp giảm đau nhức
Chính vì trong thành phần của ớt có chứa nhiều hóa chất capsaicin làm ớt có vị cay hăng, bên cạnh hóa chất này còn liên quan đến thành phần có trong thuốc gây tê nên có tác dụng giảm đau rất tốt.
Bằng việc kích thích não bộ sản sinh ra chất endorphin, là một chất morphin nội sinh có tác dụng tương đương như thuốc giảm đau. Vì vậy, những người bị mắc chứng đau nhức hay viêm khớp sử dụng ớt sẽ giúp khắc phục các cơn đau một cách đáng kể.
Ngoài ra, ớt còn được ngâm rượu để bôi lên da trị nhức mỏi, sưng trặc gân.
-Tác dụng giảm cân
Như đã nói thành phần chủ yếu của ớt là Capsaicin có vị cay nóng và tán hàn, đồng thời còn có khả năng tạo nhiệt rất tốt, giúp đốt cháy calo, đốt cháy chất béo có trong thức ăn. Ngoài ra, ăn ớt còn giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm khả năng tích trữ Cholesterol ở những người béo phì.
- Chống bệnh tiểu đường
Theo một công trình nghiên cứu tại trường đại học ở Úc vào năm 2011 cho biết thói quen ăn ớt thường xuyên giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu. Đồng nghĩa là ăn nhiều ớt sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường, điều này rất có lợi cho những ai mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh nghiên cứu cũng chỉ ra, những người có thói quen ăn ớt trong mỗi bữa ăn đã giảm đến 60% lượng đường trong máu so với những người không ăn.
-Chống cảm cúm
Tính cay nóng và khả năng tạo nhiệt của ớt rất có lợi việc điều trị các bệnh cảm cúm. Chỉ cần sử dụng một ít ớt, cơ thể sẽ có cảm giác nóng lên và đổ nhiều mồ hôi. Đây cũng là cơ chế có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể và chống lại cảm cúm hiệu quả. Mặt khác, ớt còn có tác dụng làm giảm cảm giác tức ngực, phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
- Ngăn ngừa ung thư các tuyến tiền liệt
Có thể nói thành Capsaicin trong ớt có rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến công dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư các tuyến tiền liệt, trung bình mỗi tuần bệnh nhân nên ăn khoảng 5 quả ớt để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
- Giúp thư giãn, ngủ ngon
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ớt có khả năng xoa dịu thần kinh giúp mang lại cảm giác ngủ ngon cho nhiều người, cụ thể các nhà khoa học người Úc đã làm khảo sát trên một nhóm tình nguyện và kết quả cho thấy khi ăn thức ăn có kèm theo gia vị ớt họ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn, ngủ lâu hơn và kéo dài thời gian trung bình hơn 30% so với người không ăn.
- Làm chậm quá trình lão hóa
Tuy ớt có một đặc điểm là có vị cay và hăng nhưng nó có thành phần dưỡng chất rất đa dạng. Ớt có tính chống oxy hóa như Vitamin A, Vitamin C,… đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa.
- Ngăn tia bức xạ, kéo dài tuổi thọ
Hầu hết các gia vị cay như tiêu, tỏi, ớt,… đều có đặc tính bảo vệ DNA của các tế bào giúp loại bỏ các ảnh hưởng từ các tia bức xạ nhất là tia Gamma. Bên cạnh việc ăn ớt còn thúc đẩy hoạt động ở hệ tuần hoàn máu, tăng hoạt tính tế bào não, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng ớt: Mặc dù ớt có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng nó vẫn luôn tồn tại những mặt trái nhất định. Vì thế việc sử dụng ớt phải đảm bảo cách dùng và liều lượng sao cho phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh một số trường hợp nên hạn chế, thậm chí là kiêng ăn ớt để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
+ Người thường xuyên đau dạ dày
+ Người có triệu chứng nhiệt miệng
+ Bệnh nhân bị trĩ
+Bệnh nhân viêm túi mật, thận,...
+ Người bị đau mắt đỏ
Tóm lại không thể phủ nhận ớt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bên cạnh nó còn là gia vị khiến cho các bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, vì vậy mọi người cần nhớ mọi thứ chỉ cần dừng lại ở mức vừa đủ là tốt nhất.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Tagged under:

Hoa Đậu Biếc và những tác dụng thần kỳ| trà hoa Đậu Biếc| Hằng Lê HG85

Tác dụng thần kỳ của hoa Đậu Biếc
Cây hoa đậu biếc là một trong những loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao. Bởi hoa của nó màu xanh biếc khá đặc trưng. Tạo nên sự thu hút đặc biệt mà không phải loài hoa nào cũng có. Cây thuộc dạng cây leo, thân thảo, sống lâu năm, thường mọc leo dọc bờ rào rất đẹp mắt. Thân cây và cành cây đều mềm mại, mảnh và có lông nhỏ.
Hoa này không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều nét đặc trưng cho nên được dân gian đặt cho nhiều cái tên ấn tượng. Mỗi vùng sẽ có một tên gọi khác nhau như cây đậu hoa tím, cây bông biếc, … Cây được nhiều người biết đến với cái tên hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc có chiều cao trung bình từ 3-10m, phân nhiều nhánh, có độ che phủ rộng. Thân cây có đặc tính thay đổi màu sắc rất thú vị. Khi còn non, thân sẽ có màu xanh còn về già sẽ dần chuyển qua màu nâu rõ rệt
Lá cây thường có dạng hình bầu dục thon dài, mọc đối nhau trên cành và có màu xanh đậm.
Trong đậu biếc có rất nhiều hoạt chất hóa học khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay thì người ta mới chỉ tìm ra trong hoa có một số hoạt chất như glycosid, ester. Đặc biệt là anthocyanin – flavonoid. Đây là một hợp chất nhóm tạo nên màu xanh biếc đặc trưng cho loài hoa này. Và được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp tạo màu hay nấu ăn. Ngoài ra, bên trong hoa còn có rất nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe và chữa bệnh.
Đậu biếc là một trong những loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Càng ngày người ta càng nhận thấy nhiều tác dụng tuyệt vời của đậu biếc và ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây là một số tác dụng điền hình của loài hoa này mà bạn nên biết.
- Công dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp
Một trong những tác dụng hàng đầu của đậu biếc đó chính là làm đẹp. Hoa này vừa có khả năng làm đẹp da, chống lão hóa, giúp đen đóc và chống béo phí hiệu quả. Hoạt chất flavonoid có trong hoa có tác dụng lớn trong việc cải thiện sức khỏe tế bào. Chất này vào cơ thể giúp máu lưu thông toàn cơ thể, từ đó nuôi dưỡng da. Làm chậm quá trình lão hóa của da đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc sau sinh. Giúp tóc ngày càng đen óng mượt.
- Công dụng của hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Loài hoa này có khả năng chống oxy hóa rất cao nên thường được dùng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Nhờ đặc tính chống oxy hóa này mà các gốc tự do trong cơ thể bị hạn chế hình thành. Ngăn chặn những tác động có hại mà các gốc tự do gây nên. Ngoài ra, hoa này còn có tác dụng ổn định và bảo vệ màng tế bào. Giúp bạch cầu tăng cường khả năng nhận diện ung thư. Đồng thời, thành phần cliotide có trong hoa còn giúp ức chế một số tế bào ung thư hiệu quả.
- Công dụng của hoa đậu biếc đối với tim mạch
Có thể bạn chưa biết, đậu biếc là loài hoa có tác dụng rất tốt đối với tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học trong hoa có khả năng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch máu. Từ đó giúp bảo vệ thành mạch, giảm tắc mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành khối huyết trong não. Đồng thời giúp giảm huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.
- Công dụng của hoa đậu biếc đối với thị lực
Thị lực kém là tình trạng thường gặp hiện nay ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Để cải thiện thị lực hiệu quả, bạn nên dùng cây bông biếc mỗi ngày. Các hoạt chất trong bông biếc giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được lưu thông. Tăng cường thị lực mắt, giúp bảo vệ mắt tránh những tổn thương do các gốc tự do gây nên. Đồng thời làm chậm sự phát triển của đục thủy tinh thể, góp phần hỗ trợ điều trị những tổn thương của võng mạc.
Có rất nhiều cách dùng hoa này tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Bông đậu biếc không chỉ được dùng trong trang trí, mà còn được dùng để tạo màu tự nhiên cho các món ăn, thức uống. Hoặc dùng làm nước ép, làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là pha trà. Trà hoa đậu biếc hiện đang là loại trà rất được ưa chuộng với nhiều công dụng thần kỳ đối với làm đẹp và sức khỏe.
Cách làm trà hoa đậu biếc
Nguyên liệu: 30g bông đậu biếc khô, 2 lát chanh tươi, 200ml nước lọc
Cách làm:
Đun sôi 200ml nước đã chuẩn bị sẵn rồi tắt bếp. Tiếp theo cho bông đậu biếc vào ngâm cho ra màu rồi vớt bông ra
Lấy nước trà đậu biếc, để nguội, rồi vắt 2 lát chanh vào và thưởng thức. Để tăng thêm độ ngọt, bạn có thể cho thêm đường hoặc bỏ đá lạnh vào dùng cho mát.
Trà hoa đậu biếc được tạo thành từ những bông đậu biếc khô, được lựa chọn kỹ càng. Trà hoa đậu biếc không chỉ ngon mà còn có màu sắc rất đẹp mắt. Đặc biệt nó còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít ai biết tới.
Trà hoa đậu biếc có rất nhiều tác dụng không chỉ đối với chữa bệnh mà còn giúp làm đẹp một cách thần kỳ. Sau đây là một số tác dụng điển hình của trà hoa đậu biếc.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường
Dùng trà hoa này mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn ức chế hiệu quả lượng glucose có trong thức ăn đi vào cơ thể. Đồng thời thúc đẩy các tế bào tăng cường tiết insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là ở người lớn tưởi và trẻ em.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp làm đẹp
Trà hoa đậu biếc có khả năng chống oxy hóa tương đương với vitamin C. Vì vậy việc dùng trà này sẽ giúp hạn chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Làm chậm sự lão hóa da, giúp da luôn tươi trẻ. Ngoài ra, việc dùng trà này vào mỗi buổi sáng còn giúp ngăn ngừa tình trạng tích lũy mỡ. Từ đó giúp ổn định cân nặng và hạn chế bị béo phì.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ
Một trong những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, trà bông biếc có khả năng tăng cường trí nhớ hiệu quả. Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ thực nghiệm trên chuột nhưng đều mang lại kết quả khả thi. Vì vậy, hãy dùng trà bông biếc hàng ngày để cải thiện trí nhớ và góp phần bảo vệ não bộ nhé.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp ngừa máu nhiễm mỡ
Có thể bạn chưa biết nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn dùng trà bông biếc mỗi ngày có thể giúp ngừa máu nhiễm mỡ rất hiệu quả. Bởi trong trà này có các thành phần có khả năng làm giảm hấp thụ cholesterol vào cơ thể. Đồng thời giúp kích thích tăng bài tiết mật. Từ đó giúp giảm mỡ trong máu một cách tự nhiên.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp giảm rụng tóc
Theo y học dân gian, trà bông biếc được xem là thần dược giúp trị bạc tóc và hói đầu sớm. Đặc biệt là ở nam giới. Trong trà bông biếc có hoạt chất anthocyanin có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu dưới chân tóc. Giúp làm khỏe chân tóc và ngăn ngừa tình trạng gãy rụng hay bạc tóc sớm.
Trà hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị tiểu đường
Chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc có công dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu rất hiệu quả. Qua đó, giữ lượng đường ổn định trong mức cho phép, giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này.
Ngoài ra, chất này còn có tác dụng ức chế đường glucose từ thực phẩm. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường glucose thì hãy pha ngay một ly trà hoa đậu biếc để ổn định đường huyết.
Để ổn định đường huyết, bạn làm như sau: Lấy khoảng 20 gram hoa đậu biếc khô, hãm với 200ml nước nóng rồi uống. Uống nước hoa đậu biếc liên tục mỗi ngày, sau đó đi kiểm tra đường huyết sẽ thấy kết quả giảm bất ngờ.
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống từ 10-20 gram là đủ, không nên quá lạm dụng loại trà này.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Tagged under:

Tác dụng chữa bệnh đặc biệt của cây Cúc Tần|lá Cúc Tần| Hằng Lê

Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Cây cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cây cao từ 1-2m.
Cây Cúc Tần còn có tên gọi hoa Mai Não, từ bi, Băng Phiến Ngải… Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cúc Tần là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị bệnh cho con người. Tùy vào mỗi chứng bệnh mà tự bản thân nó phát huy tác dụng hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.
Những tác dụng của cây cúc tần
– Chữa đau đầu, sốt
Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.
– Chữa đau lưng
Sử dụng phần lá của cây cúc tần, cành non đã được nghiền nát, cho vào cùng 1 ít rượu và sao đến khi nóng lên rồi đắp tại ví trí cơn đau xuất hiện. Giữ nó trong 15-20 phút trước khi bã khô. Áp dụng liên tục trong một thời gian nhất định.
– Chữa lành vết thương, vết bầm tím
Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.
Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.
– Chữa đau đầu do căng thẳng
Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.
– Chữa ho do viêm khí quản
Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho. – Chữa viêm họng, viêm mũi, ho
Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.
– Chữa hen suyễn
Sử dụng 1 bó cúc tần như bó rau muống, bẻ cả ngọn, lá già, lá non, rửa sạch, đem ngâm cùng với nước muối pha loãng sau đó mới giã nát. Đổ vào một bát nước lọc vào lọc để thu được nước cốt, loại bỏ phần xác. Uống nước này liên tục trong khoảng 100 ngày đến khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể sử dụng lá cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ nên dùng lá cúc tần kết hợp với lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, nghệ vàng. Đây là những nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu độc, cải thiện triệu chứng viêm loét, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra rất tốt.
Ngoài những cách chữa trị bệnh trĩ được chia sẻ ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng lá cúc tần để chế biến cho mình những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như canh cúc tần, cá kho cúc tần, bánh nếp cúc tần, não lợn hầm cúc tần,…. Đây là cách cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi người sẽ có những cách nấu khác nhau. Dưới đây là cách chế biến món canh cúc tần với thịt heo, người bệnh trĩ có thể tham khảo.
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, người bệnh có thể áp dụng phương pháp uống nước lá cúc tần khô hoặc tươi. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng uống được loại nước này bởi lá cúc tần tươi rất đắng và có vị cay rất khó uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ phải uống nước lá ở mức độ vừa phải, không được uống quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Cách thực hiện như sau:
+ Nước lá cúc tần tươi:
• Người bệnh đem khoảng 15 g lá cúc tần tươi rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo.
• Sử dụng lá cúc tần giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt uống, bỏ phần xác lá.
• Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì 1 lần/ngày một cách đều đặn
• Áp dụng trong khoảng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
+ Nước lá cúc tần khô:
• Đem lá cúc tần rửa sạch, để ráo nước và tiến hành phơi khô
• Sau đó, người bệnh cho lá cúc tần lên bếp sao vàng.
• Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng một nắm lá cúc tần nhỏ cho vào ấm và nấu lấy nước uống.
• Thực hiện đều đặn cách chữa trị này mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.