300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Tagged under:
Cỏ bạc đầu là một loại cây thuốc Nam quý. Tuy nhiên, lại có rất ít người biết đến công dụng thần kỳ của thảo dược này. Đa số, người ta chỉ xem nó là một loại cỏ bình thường. Trong Đông Y, thảo dược này được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cỏ bạc đầu hay còn có tên gọi khác là bạch đầu ông, bạch đầu cánh, cói bạc đầu, cỏ đầu tròn...Đây là loại cỏ thân thảo sống lâu năm. Ngoài ra, nó còn được biết đến như một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả mà ít ai biết đến. Cỏ bạc đầu là loại cây dại nhưng có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, hình ảnh cây cỏ bạc đầu có thể bắt gặp ven đường ở một số vùng quê. Đây là cây thân thảo sống rất lâu năm có chiều cao trung bình từ 7 - 20cm. Thân cây nhỏ cao vươn lên, lá của cây tì dẹp nhỏ dài mọc đưa xuống đất nhưng ngắn hơn thân cây mọc trên cùng, bông thì dẹp hình trụ, quả có màu trắng nằm trên đỉnh lá hình tròn nhỏ. Thành phần hóa học của cây cỏ bạc đầu có chứa các tinh dầu và một số hoạt chất khác, cây thì có vị hơi cay, tính bình, không độc. Ngoài ra cây còn chứa mùi thơm là mùi thơm nhất là ở rễ cây. Cỏ bạc đầu là vị thuốc Nam được sử dụng trong phạm vi dân gian. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu trên cơ sở khoa học về tác dụng của dược liệu này. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, cỏ bạc đầu có tác dụng chỉ thống, giảm đau hiệu quả. Đồng thời có công dụng giúp tiêu thũng, khu phong và giải biểu. Vì vậy, dân gian thường sử dụng dược liệu để trị chữa lở loét ngoài da, sâu quảng. Hoặc dùng làm thuốc sát trùng vết thương. Sau đây là một số công dụng của cỏ bạc đầu hay còn gọi là cỏ đầu tròn, bạch đầu ông: - Điều trị bệnh ho gà, viêm phế quản - Điều trị cảm mạo, nghẹt mũi - Điều trị bệnh suy nhược thần kinh - Điều trị bệnh viêm gan, vàng da - Điều trị mụn - Điều trị bệnh thận - Điều trị viêm xoang

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Tagged under:

7 công dụng thần kỳ của cây KÉ ĐẦU NGỰA || sức khỏe || Hằng Lê HG85

7 CÔNG DỤNG DIỆU KỲ CỦA CÂY KÉ ĐẦU NGỰA Cây ké đầu ngựa hay còn gọi là thương nhĩ tử là loại cây mọc hoang dại ở khá nhiều nơi trên đất nước ta và cũng là loại cây nổi tiếng trong Đông y bởi công dụng chữa đau răng, phong hàn, mề đay, mụn nhọt và đặc biệt là chữa bệnh xương khớp. Ké đầu ngựa là cây thân cỏ, chiều cao của thân trung bình chỉ từ 50 – 120cm. Trong quá trình sinh trưởng, nó mọc ra nhiều cành với rãnh nhỏ. Trên thân và cành có một lớp gai ngắn bao phủ. Lá ké đầu ngựa mọc đơn lẻ và so le, hình thù gần giống như tam giác, nhưng lại mềm mại. Quả cây ké đầu ngựa là bộ phận được nhiều người quan tâm nhất bởi nó thường được dùng nhiều. Loại quả này khá đặc biệt bởi nó có hình bầu dục, nhưng bao phủ khắp phía ngoài là lớp gai móc nhọn. Do hoa cây này mọc theo chùm nên quả của chúng cũng tạo cụm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dược tính của ké đầu ngựa phần nhiều là ở thân cây và quả. Cho nên, người ta thường chỉ thu hoạch 2 bộ phận này để làm thuốc. Các nhà khoa học đã phân tích mẫu vật và đưa ra kết luận đáng kinh ngạc. Theo đó, trong cây này có: - I-ốt: Là chất rất quan trọng giúp tuyến giáp tổng hợp hormone, từ đó điều chỉnh sự phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể như tim mạch, hệ thần kinh, cơ quan sinh dục… - Alkaloid: Đây là một axit amin có ở nheieuf loại thực vật, nó có thể gây độc, nhưng lại được y học hiện đại sử dụng để điều chế thuốc giảm đau hoặc gây mê. - Glucozit: Đây là một nhóm chất hữu cơ mà khi cung cấp vào cơ thể, chúng sẽ được thủy phân thành đường glucôzơ. Nhờ đó đem lại tác dụng hỗ trợ tim mạch tăng sức co bóp. Đồng thời tác động đến dây thần kinh phế, vị, hỗ trợ chữa bệnh ở tai mũi như xoang, viêm tai… - Vitamin C: Vitamin C tự nhiên trong cây ké đầu ngựa mang lại khả năng cải thiện thị giác, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nhịp tim, tăng cường chức năng tiêu hóa và ngừa nhiễm trùng ở đường hô hấp rất tốt. Ngoài ra còn có rất nhiều chất béo, axit hữu cơ trong cây ké đầu ngựa cũng cho tác dụng tốt đối với sức khỏe. Có thể nói, ké đầu ngựa là thảo dược tự nhiên nhưng tích hợp nhiều dược tính quý giá. Cho nên việc sử dụng loại cây này để chữa bệnh thực sự có thể đem lại nhiều hiệu quả nhất định. Liều dùng Thông thường, mỗi ngày có thể dùng 6–12g quả hoặc 10–16g cành và lá dưới dạng thuốc sắc, viên hoặc cao. Một số bài thuốc có ké đầu ngựa 1. Chữa thấp khớp, viêm khớp Cách 1: Ké đầu ngựa 20g, vòi voi 40g, lá lốt 20g, ngưu tất 10g. Bào chế thành chè thuốc, hãm với nước sôi rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Cách 2: Ké đầu ngựa 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng, sắc đặc uống. Dùng trong 7–10 ngày. 2. Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút Quả ké đầu ngựa 12g, giã nát rồi sắc nước uống. 3. Bài trị lở loét, mụn nhọt Lấy 10g quả ké đầu ngựa thái nhỏ, phơi khô pha với 20g kim ngân hoa trong 500ml nước nóng. Dùng nước này để uống đều đặn hàng ngày thay nước lọc sẽ loại bỏ được mụn và trừ lở loét. 4. Trị viêm xoang Lấy 16g ké đầu ngựa khô kết hợp với 12g hạ khô thảo. Thêm vào đó 8g tân di và 6g bạc hà cùng cát cánh, trôm lay và bạch chỉ mỗi vị 4g. Đem tất cả đi rửa sạch và sắc nhỏ lửa với 800ml nước để được hỗn hợp cô đặc giàu dược tính. Chắt nước này uống ấm thay nước lọc trong ngày sẽ cải thiện được triệu chứng bệnh ở khoang mũi. 5. Bài thuốc chữa bệnh đau ở xương do phong tê thấp Những ai đau mỏi, nhức xương do ảnh hưởng của phong tê thấp có thể dùng bài thuốc với cây ké đầu ngựa như sau: - Lấy 12g ké đầu ngựa, kết hợp cùng lượng tương ứng ngải cứu và cỏ xước. - Thêm vào 28g cỏ hy thiêm và 16g cây cỏ mực, cùng thổ phục linh 20g. - Đem rửa sạch tất cả, để róc nước rồi cho vào chảo gang sao khô lại. - Lấy các dược liệu ấy sắc với nước thật kỹ để dược tính hòa vào nhau và cô đặc rồi uống ấm. - Thực hiện mỗi ngày để ké đầu ngựa cùng các thảo dược giúp bạn đẩy lùi cơn đau ở xương khớp. 6. Bài thuốc trị đau răng Để giảm đau răng, viêm lợi bằng ké đầu ngựa, bạn làm như sau: - Lấy quả ké đầu ngựa khô hoặc tươi đem đun với 100ml nước cho sôi kỹ. - Chắt lấy nước để súc miệng từ 5 – 10 phút mỗi ngày sau khi thức giấc và trước lúc ngủ. 7. Chữa viêm mũi mạn tính Ké đầu ngựa 16g, hạ khô thảo 12g, tân di 8g, bạc hà 6g, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Lưu ý khi sử dụng Mặc dù công dụng cây ké đầu ngựa có rất nhiều, nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy trong cây này có cả độc tính. Vì thế, khi dùng ké đầu ngựa, bạn cần thận trọng và lưu ý các vấn đề sau: - Nếu bạn đang nhức đầu hoặc bất thường về khí huyết, hãy thận trọng với ké đầu ngựa. - Không dùng hạt ké đầu ngựa đã mọc mầm, bị ẩm mốc… vì nó có thể tạo ra những hợp chất độc hại. - Để sử dụng ké đầu ngựa một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này. - Ăn uống hợp lý, hạn chế thịt lợn và sống lành mạnh khi chữa bệnh bằng cây ké đầu ngựa,…

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Tagged under:

Công dụng bất ngờ của thần dược Dây KÝ NINH| dây Cóc| Hằng Lê HG85

Dây Ký Ninh còn được biết đến với những tên gọi khác là dây cóc, dây thần thông, dây sốt rét. Đây là loại cây thân quấn, sống rất dai, có chiều dài lên tới 7m. Cây khi còn non có thân non nhẵn, khi già cây có thân chuyển sang màu nâu nhạt, xù xì như da cóc. Lá của cây có hình trái xoan ngược, dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8 – 12cm, rộng 5 – 6 cm và có cuống ngắn. Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Dương, Ấn Độ. Cây thường mọc hoang hoặc được trồng để làm dây cóc dược liệu Bộ phận dùng để làm thuốc của loại cây này đó chính là phần dây leo. Để có thể bào chế dây cóc trị bệnh, người ta dùng dây già được thu hái quanh năm. Sau đó, đem đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn và thái mỏng hoặc phơi khô để dùng dần. Thảo dược dây ký ninh còn được biết đến với tên gọi là dây cóc đắng vì có vị rất đắng. Trong dây cóc có chứa một lượng chất của alcaloid là palmatin có hàm lượng 0,10% trọng lượng khô. Ngoài ra, dây ký ninh còn có chứa chất đắng có tỷ lệ 0,6 – 0,8% trọng lượng khô. Được biết, hoạt chất đắng này là chất heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thủy phân bởi các acid. Những hoạt chất này còn được gọi là protein . Trong y học cổ truyền, Dây ký ninh có khả năng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dây thường dùng trị cảm sốt phát ban sốt rét ho tiêu hoá kém và tiêu mụn nhọt. Có thể dùng ngoài lấy nước sắc rửa mụn lở loét. Lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ lở. Không những vậy, nước sắc dây ký ninh còn giúp người dùng ổn định đường huyết chữa mất ngủ đau nhức đau vai gấy, hỗ trợ ung thư chống kháng khuẩn, chống oxy hóa... dây ký ninh không chứa độc nên đa số các chất trong cây đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Nhờ có chứa những dược chất tốt cho sức khỏe mà vị thuốc này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài những tác dụng đã nêu trên, thì dây ký ninh còn có một số các tác dụng khác như: - Tăng cường hệ miễn dịch - Giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp - Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường - Hỗ trợ phòng ngừa ung thư - Trị bệnh viêm loét dạ dày - Trị đau nhức xương khớp, mất ngủ - Chữa sốt rét - Cải thiện tim mạch,….