Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ là một vị thuốc nam mọc ở rất nhiều nơi ở nước ta. Là loại cây có nhiều tác dụng quí trong y học nói chung và y học cổ truyền nói riêng. Tuy nhiên người ta chỉ xem nó là loại cỏ dại nhưng không hề biết những tác dụng chữa bệnh mà nó mang lại
Cây xấu hổ có rất nhiều tên gọi như cây trinh nữ, cây thẹn,... Sở dĩ nó có tên gọi mắc cỡ là vì mỗi khi chúng ta chạm vào nó thì ngay lập tức tán lá sẽ khép lại. Nó có tên khoa học là Mimosa pudicaL thuộc họ Trinh nữ.
Là loại cây mọc sát đất, thân có nhiều gai nhọn, phân thành nhiều nhánh. Lá cây có màu xanh thẩm, hoa mắc cỡ có màu tím nhạt pha một chút hồng hồng.
Là loài cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới được phân bố rộng rãi khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, nó mọc hoang ven các đường đi hoặc các bãi cỏ bờ bụi ở khắp các vùng nông thôn.
Để làm thuốc, người ta thu hái toàn bộ cây. Tuy nhiên, cành và lá cây thu hái vào mùa khô, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Còn rễ cây được thu hái quanh năm, sau đó đem rửa sạch loại bỏ tạp chất, cắt lát mỏng và đem đi phơi khô bảo quản dùng dần.
Đây là dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Đây à loại dược liệu được nhiều người biết đến, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả những nước trên thế giới đều sử dụng chúng để điều chế thuốc chữa bệnh hiệu quả:
- Điều trị suy nhược thần kinh, bệnh rối loạn giấc ngủ bằng cây mắc cỡ
Bạn chỉ cần dùng mắc cở 20g, cúc bạc dầu 20g, chua me đất 40g sắc với 500ml nước, dùng để uống hàng này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Dùng cây mắc cỡ điều trị viêm phế quản mãn tính:
Dùng 35 g mắc cỡ, rễ lá cẩm 18g sắc với 500ml nước. Lọc lấy nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày.
- Cây mắc cỡ dùng để điều trị đau mỏi gân xương:
Dùng rễ cây mắc cỡ đem rang lên, sau đó lấy rượu tẩm một ít lên phần rễ vừa rang sắc uống dùng riêng hoặc dùng kèm với rễ cúc tần và bưởi bung, rễ cây Đinh lăng, cam thảo dây.
- Điều trị huyết áp cao bằng cây mắc cỡ
Dùng 10g Hà thủ ô, 8g bông sứ cùi, 8g câu đằng, 7g Tang ký sinh, 7g Đỗ trọng, 8g cây mắc cỡ, hạt Muồng ngủ 7g, 7g kiến cò, 5g địa long sắc uống. Có thể tán thành bột hoặc chế thành viên thuốc uống mỗi ngày.
- Làm thuốc giải độc mát gan từ cây mắc cỡ
Để giải độc làm mát gan, người bệnh chỉ cần lấy 50g mắc cỡ sấy khổ sắc lấy nước uống trong ngày nhiều lần.
- Chữa viêm phế quản mãn tính từ cây mắc cỡ
Dùng rễ cây mắc cỡ 90g sắc với 550 ml nước để cạn còn 100ml nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày khoảng 10 ngày là khỏi.
- Chữa bệnh zona (dời leo) từ bài thuốc cây mắc cỡ
Bạn chỉ cần lấy phần lá của cây mắc cỡ đem đi giã nát, rồi đắp vào vùng bị bệnh.
-Cách điều trị bệnh đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm từ rễ cây xấu hổ
Lấy 200g rễ xấu hổ phơi khô thái mỏng đem tẩm với rượu gạo trong 1 tiếng.
. Sau đó đem sao thơm.
. Chia ra làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phần.
. Dùng liên tục trong thời gian khoảng 1 tuần là có hiệu quả ngày (Đây là một kinh nghiệm quý trong dân gian ở Nghệ An)
Ngoài ra nhiều nơi còn dùng cây xấu hổ kết hợp cây chìa vôi làm thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả.
-Thuốc tắm chữa viêm khớp từ cây xấu hổ: Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 - 40g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác
***Lưu ý: Tác dụng của cây mắc phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người mà sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm.
***Những đối tượng sử dụng cây mắc cỡ
Người mắc chứng mất ngủ thường xuyên, hoặc giấc ngủ không ngon chập chờn.
Người mắc chứng động kinh
Người bị thoái hoá khớp, đau nhức khớp.
Những người thường xuyên dùng bia rươu gây nóng gan
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020
Tagged under:
Tác dụng đặc biệt của rau Mồng Tơi| Mùng Tơi| Hằng Lê HG85
Cây mùng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét.
Lá mùng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân.
Trong y học cổ truyền, dược liệu mùng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, thông tiện. Chữa trị táo bón, đau mỏi xương khớp.
Toàn cây được y học cổ truyền của Trung Quốc dùng điều trị bệnh lỵ, nhiễm trùng bàng quang, đau ruột thừa, bỏng, gãy xương, tổn thương ngoài da, đại tiện bí kết.
Tại Ấn Độ, lá cây mồng tơi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh lậu, mề đay, viêm bao quy đầu. Trong khi đó ở Thái Lan, dược liệu này cũng được dùng để chữa trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, nấm lang ben, gàu, bạch biến.
Một số tác dụng
- Điều trị bệnh trĩ nhẹ
• Giã nát 1 năm mồng tơi cùng với vài hạt muối ăn
• Đắp trực tiếp vào hậu môn 30 phút
• Thực hiện cách ngày để nhanh thấy được hiệu quả
Hoặc
• Xay nhuyễn 1 bó mồng tơi với 1 cốc nước đun sôi để nguội
• Lọc nước cốt uống mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt
- Chữa tức ngực, bồn chồn
• Lấy 60g mống tơi sắc kỹ lấy 200 ml nước đặc
• Thêm một chút rượu trắng vào uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần
-Trị táo bón, nóng trong, giải độc cho cơ thể
• Chuẩn bị 500g rau mồng tơi, rửa sạch, cắt nhỏ
• Đem nấu thành canh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng
• Dùng món này trong vài ngày có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tiện thông suốt, ngăn ngừa và chữa trị táo bón.
-Trị say nắng
• Lấy 4- 5 lá mồng tơi tươi giã nát
• Đắp vào trán và 2 bên thái dương
• Dùng băng gạc y tế băng lại để giữ thuốc cố định
• Nằm yên nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy tình trạng được cải thiện
-Trị bỏng, làm mau lành vết thương
• Giã nát cây mồng tơi với vài hạt muối
• Vắt nước cốt chấm lên vết bỏng hoặc đắp cả bã lên khu vực tổn thương
-Chữa đau nhức xương khớp
• Chuẩn bị 300g giò heo và 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng
• Giò heo ninh nhừ rồi cho rau và rượu trắng vào nấu chín
• Nêm thêm chút mắn, muối cho vừa khẩu vị
• Dùng món này thường xuyên để chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, do chấn thương hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về cơ – xương – khớp.
-Kích thích lưu thông khí huyết, chống lão hóa, dưỡng da hồng hào
•Lấy vài ngọn rau mồng tơi non giã lấy nước cốt
•Thêm vào vài hạt muối, quậy đều để muối tan hết
•Thoa hỗn hợp này lên mặt mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
-Giảm cholesterol và mỡ trong máu
Thường xuyên ăn rau mồng tơi dưới dạng nấu, xào hay luộc giúp đào thải cholesterol và mỡ dư thừa qua phân, làm sạch ruột. Qua đó ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, béo phì.
-Chữa tiểu nóng, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu
• Xay nhuyễn lá mồng tơi, lọc lấy nước cốt rồi pha thêm vào một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối ăn
•Quậy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau
• Uống vào mỗi buổi sáng
• Kết hợp lấy bã mồng tơi đắp vào bụng dưới khu vực bàng quang.
** Rau mồng tơi dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe
** Những lưu ý khi sử dụng rau mùng tơi
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020
Tagged under:
Bất ngờ với tác dụng của cây Hoàn Ngọc| Hoàn Ngọc đỏ| Hằng Lê HG85
Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới cây Hoàn ngọc-một loại cây thuốc đã được sử dụng trong các nhà thuốc Đông Y.
Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau nhưng hai loại được dùng nhiều nhất là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung cùng tìm hiểu về tác dụng, công dụng và cách nhận dạng cây hoàn ngọc đỏ. Hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá của cây hoàn ngọc đều được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Đối với cây hoàn ngọc trồng tại nhà chỉ khoảng 1 tháng là có thể phát triển tốt và thu hái lá. Còn với thu hoạch rễ thì cần cây hoàn ngọc có 7 năm tuổi trở lên.
Bộ phận được dùng chủ yếu nhất vẫn là lá, sau khi thu hái lá, người ta rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng dần đều được. Nếu phơi, chỉ nên phơi ở nơi bóng râm để tránh làm mất đi giá trị của dược liệu.
Theo y học cổ truyền cây Hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và giúp điều trị một số bệnh lý thường gặp như: Cảm cúm, sốt cao, tiểu rát, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi… Đồng thời giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Cũng tương tự như cây hoàn ngọc, cây hoàn ngọc đỏ có công dụng trong việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh về dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, đi vệ sinh ra máu… Để chữa trị những bệnh về đường ruột này, bạn cần tiến hành xác định được phần ngọn non và cắt chúng, sau đó đem rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời để phần lá đó khô lại. Tiếp theo để tiện trong quá trình chế biến và bảo quản bạn nên cắt nhỏ phần lá khô đó và đem sao vàng hạ thổ.
Mỗi khi cần dùng đến để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn lấy một ít lá khô đã sao và hãm với nước nóng tương tự hãm chè để uống thay trà hàng ngày. Chia ra ngày uống nhiều lần, bạn sẽ thấy cảm giác nhẹ bụng và dễ chịu hơn rất nhiều.
Cây hoàn ngọc đỏ ngoài công dụng chữa đường ruột còn có tác dụng cầm máu và chống viêm cho vết thương hở. Khi không may bị thương, hãy lấy lá hoàn ngọc đỏ tươi đem rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt lá và giã nát sau đó đắp vào chỗ vết thương. Máu sẽ được cầm ngay lập tức và không còn lo lắng chỗ vết thương hở sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.
Cùng với việc đắp lá cây hoàn ngọc đỏ vào vết thương, bạn cũng nên giã hoàn ngọc và vắt lấy nước nguyên chất uống để bổ trợ cho việc cầm máu khẩn cấp
Ngoài ra cây hoàn ngọc đỏ còn có công dụng:
-Tác dụng cầm máu
-Chữa trĩ ra máu
-Trị cảm cúm hạ sốt
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lí về gan.
- Điều hòa huyết áp
- Chữa đau mắt đỏ
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Làm tan sẹo lồi - Hỗ trợ điều trị ung thư .....
* Một số lưu ý
+ Khi nhai lá cây Hoàn ngọc cần nhai kỹ và nhai thật chậm. Bởi khi đó, tuyến nước bọt sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của dược liệu
+ Cây Hoàn ngọc là một loại dược liệu không chứa độc, lành tính, không có khả năng kháng thuốc hoặc tương tác với những loại thuốc chữa bệnh khác. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn của dược liệu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó trước khi quyết định sử dụng cây Hoàn ngọc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc
Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau nhưng hai loại được dùng nhiều nhất là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung cùng tìm hiểu về tác dụng, công dụng và cách nhận dạng cây hoàn ngọc đỏ. Hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá của cây hoàn ngọc đều được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Đối với cây hoàn ngọc trồng tại nhà chỉ khoảng 1 tháng là có thể phát triển tốt và thu hái lá. Còn với thu hoạch rễ thì cần cây hoàn ngọc có 7 năm tuổi trở lên.
Bộ phận được dùng chủ yếu nhất vẫn là lá, sau khi thu hái lá, người ta rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng dần đều được. Nếu phơi, chỉ nên phơi ở nơi bóng râm để tránh làm mất đi giá trị của dược liệu.
Theo y học cổ truyền cây Hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và giúp điều trị một số bệnh lý thường gặp như: Cảm cúm, sốt cao, tiểu rát, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi… Đồng thời giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Cũng tương tự như cây hoàn ngọc, cây hoàn ngọc đỏ có công dụng trong việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh về dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, đi vệ sinh ra máu… Để chữa trị những bệnh về đường ruột này, bạn cần tiến hành xác định được phần ngọn non và cắt chúng, sau đó đem rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời để phần lá đó khô lại. Tiếp theo để tiện trong quá trình chế biến và bảo quản bạn nên cắt nhỏ phần lá khô đó và đem sao vàng hạ thổ.
Mỗi khi cần dùng đến để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn lấy một ít lá khô đã sao và hãm với nước nóng tương tự hãm chè để uống thay trà hàng ngày. Chia ra ngày uống nhiều lần, bạn sẽ thấy cảm giác nhẹ bụng và dễ chịu hơn rất nhiều.
Cây hoàn ngọc đỏ ngoài công dụng chữa đường ruột còn có tác dụng cầm máu và chống viêm cho vết thương hở. Khi không may bị thương, hãy lấy lá hoàn ngọc đỏ tươi đem rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt lá và giã nát sau đó đắp vào chỗ vết thương. Máu sẽ được cầm ngay lập tức và không còn lo lắng chỗ vết thương hở sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.
Cùng với việc đắp lá cây hoàn ngọc đỏ vào vết thương, bạn cũng nên giã hoàn ngọc và vắt lấy nước nguyên chất uống để bổ trợ cho việc cầm máu khẩn cấp
Ngoài ra cây hoàn ngọc đỏ còn có công dụng:
-Tác dụng cầm máu
-Chữa trĩ ra máu
-Trị cảm cúm hạ sốt
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lí về gan.
- Điều hòa huyết áp
- Chữa đau mắt đỏ
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Làm tan sẹo lồi - Hỗ trợ điều trị ung thư .....
* Một số lưu ý
+ Khi nhai lá cây Hoàn ngọc cần nhai kỹ và nhai thật chậm. Bởi khi đó, tuyến nước bọt sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của dược liệu
+ Cây Hoàn ngọc là một loại dược liệu không chứa độc, lành tính, không có khả năng kháng thuốc hoặc tương tác với những loại thuốc chữa bệnh khác. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn của dược liệu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó trước khi quyết định sử dụng cây Hoàn ngọc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020
Tagged under:
Tác dụng cực tốt của rau Dền Đỏ| chữa tiểu đường| Hằng Lê HG85
Rau dền đỏ là một loại rau rất thông dụng, là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, không chỉ là một loại rau đơn thuần dền đỏ còn là một cây thuốc nam với nhiều tác dụng quý.
Theo dân gian, rau dền đỏ có tính mát, thanh nhiệt, sát trùng tốt. Khi bị nóng trong dễ sinh mụn nhọt, chỉ cần uống nước rau dền luộc có thể khỏi nhanh chóng.
Rau dền có đặc tính sinh trưởng trong mùa hè, là một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt tốt. Vì có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protid, glucid, vitamin và chất khoáng mà rau dền đỏ còn có tác dụng làm mát gan và thanh nhiệt cực kì hiệu quả.
Rau dền đổ có rất nhiều dưỡng chất. Vì mang đặc tính chung của các họ rau củ màu đỏ, rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao.
Tuy hàm lượng sắt và canxi trong rau dền đỏ khá cao, nhưng rau dền lại không chứa acid oxalic, nên hai chất này được cơ thể hấp thụ và tận dụng dễ dàng, đặc biệt tốt cho các mẹ bầu thiếu chất.
Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh
Sau đây là những tác dụng:
- Tốt cho người thiếu máu
- Giảm Cholesterol
- Ngăn ngừa ung thư
- Tốt cho da
- Trị máu nóng sinh kiết lị, lở loét
- Trị ho khan
- Trị rắn cắn
- Bổ sung Canxi cho mẹ và bé
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Một số lưu ý khi sử dụng rau dền đỏ: Người viêm đại tràng, đường ruột kém, lạnh bụng không nên ăn rau dền..
Rau dền đổ có rất nhiều dưỡng chất. Vì mang đặc tính chung của các họ rau củ màu đỏ, rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao.
Tuy hàm lượng sắt và canxi trong rau dền đỏ khá cao, nhưng rau dền lại không chứa acid oxalic, nên hai chất này được cơ thể hấp thụ và tận dụng dễ dàng, đặc biệt tốt cho các mẹ bầu thiếu chất.
Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh
Sau đây là những tác dụng:
- Tốt cho người thiếu máu
- Giảm Cholesterol
- Ngăn ngừa ung thư
- Tốt cho da
- Trị máu nóng sinh kiết lị, lở loét
- Trị ho khan
- Trị rắn cắn
- Bổ sung Canxi cho mẹ và bé
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Một số lưu ý khi sử dụng rau dền đỏ: Người viêm đại tràng, đường ruột kém, lạnh bụng không nên ăn rau dền..
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020
Tagged under:
Cây Cỏ Mực và tác dụng tuyệt vời| cây Nhọ Nồi| Hằng Lê HG85
Cỏ mực hay dân gian còn gọi cỏ nhọ nồi là loại cây hoang mọc khắp mọi nơi ở nước ta. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong cỏ mực có các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K... Vì vậy, cỏ mực có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc.
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m. Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa. Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
• Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
• Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy
Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng
Cây cỏ mực thường được sử dụng để chữa bệnh bệnh gan và thận. Cây cỏ mực còn có lợi trong việc điều trị viêm da và bệnh chàm và giúp chữa ung thư, thúc đẩy sự phát triển của tóc, và nó là một chất chống vi khuẩn tuyệt vời và nó được sử dụng trong hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.
Dưới đây là một số công dụng
- Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh
- Tiêu ra máu
- Chảy máu dạ dày - hành tá tràng
- Trĩ ra máu
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ
- Chữa râu tóc bạc sớm
- Chữa sỏi thận
- Chữa cơn đau nửa đầu
- Làm dịu dạ dày
** Một số lưu ý
• Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, người bị âm hư
• Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cấm sử dụng, dễ bị sảy thai.
• Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp khi bị sốt nhẹ
• Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì càng nên tránh xa.
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m. Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa. Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
• Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
• Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy
Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng
Cây cỏ mực thường được sử dụng để chữa bệnh bệnh gan và thận. Cây cỏ mực còn có lợi trong việc điều trị viêm da và bệnh chàm và giúp chữa ung thư, thúc đẩy sự phát triển của tóc, và nó là một chất chống vi khuẩn tuyệt vời và nó được sử dụng trong hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.
Dưới đây là một số công dụng
- Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh
- Tiêu ra máu
- Chảy máu dạ dày - hành tá tràng
- Trĩ ra máu
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ
- Chữa râu tóc bạc sớm
- Chữa sỏi thận
- Chữa cơn đau nửa đầu
- Làm dịu dạ dày
** Một số lưu ý
• Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, người bị âm hư
• Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cấm sử dụng, dễ bị sảy thai.
• Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp khi bị sốt nhẹ
• Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì càng nên tránh xa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)