300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Blog Archive

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Tagged under:

Cây Thần Thông và những tác dụng tốt cho sức khỏe| dây Thần Thông| Hằng ...

CÂY THẦN THÔNG VÀ NHỮNG TÁC DỤNG THẦN KỲ Các loại thảo mộc là một phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh kể cả theo phương pháp Đông Y hay Tây Y. Mỗi loài thảo mộc ở đây đều sẽ có những tính năng và các dược chất quý giá riêng. Cây thần thông là một trong những vị thuốc quý trong Đông y mang lại nhiều công dụng chữa bệnh rất hay và được dân gian tin dùng từ xưa đến nay. Cây thần thông là một loại dây leo, sống dai, thân mảnh rất xù xì, có màu nâu nhạt, cây dài tới 6-7m hoặc hơn. Thân cây thần thông non nhẵn, thân già màu nâu xám, xù xì trông giống da cóc. Là một trong những cây dây leo sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong tự nhiên. Loại cây này có thể dễ dàng được tìm thấy trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó, ở những nước nhiệt đới, chẳng hạn như Philippin, Ấn Độ thì cây thần thông cũng xuất hiện rất nhiều. Với những công dụng tuyệt vời trong y học, thần thông không chỉ được sử dụng phổ biến mà còn được nhân giống để phục vụ nhu cầu sử dụng đang ngày một tăng cao. Cách trồng cây thần thông cũng không yêu cầu quá nhiều công đoạn phức tạp. Có thể sử dụng trực tiếp phần thân cây, cắt chúng thành từng đoạn nhỏ khoảng 10cm sau đó cắm cây xuống đất. Phần thân cây sẽ nhanh chóng hình thành lớp rễ mới và sinh trưởng mạnh mẽ. Y học cổ truyền xem cây thần thông là một loại dược liệu quý. Chúng có tính hàn và vị đắng, cực kỳ hiệu quả trong việc giải nhiệt là hỗ trợ hệ tiêu hoá của cơ thể. Cùng với đó là những tính năng quan trọng giúp thông kinh, lợi tiểu. Việc sử dụng thần thông với đúng liệu lượng cũng giúp cải thiện tình trạng cơ thể tốt hơn. Công dụng cây thần thông cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ loại bỏ độc tố, lọc sạch máu, chống lại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt là các bệnh lý nghiêm trọng như các bệnh về gan, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tăng cường và phục hồi chức năng gan Loại dược liệu này có khả năng giải độc gan rất tốt. Nhờ đó giúp cho gan của bạn luôn được khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, đây còn là phương thuốc rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Thêm vào đó, sau nhiều nghiên cứu, người ta nhận thấy một trong những lợi ích lớn nhất của thần thông đó chính là giúp kích thích tái tạo các mô gan đã bị tổn thương. Tăng lượng hồng cầu của cơ thể Cây thần thông có thể giúp chữa khỏi bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn đầu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Ở đây, chúng sẽ kích thích các tiểu cầu tăng lên một cách đáng kể. Đồng thời hỗ trợ để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu lượng tiểu cầu trong cơ thể đang trong tình trạng quá thấp thì có thể uống ít nhất 4-5 lần một ngày với liều lượng cây thần thông thích hợp. Cây thần thông chữa đau đầu và hỗ trợ làm giảm căng thẳng Cây thần thông còn có tác dụng rất hữu ích trong điều trị chứng căng thẳng. Đặc biệt là khả năng giúp cho hệ thần kinh luôn được thư giãn. Nhờ đó, cơ thể sẽ luôn ở trong tình trạng tốt nhất và tránh được những cơn lo âu không cần thiết. Chúng cũng giúp cho những cơn đau đầu kéo dài được điều trị dứt điểm. Cây thần thông có thể sử dụng để điều trị viêm khớp Với đặc tính chống viêm và hạ sốt, thần thông sẽ góp phần giúp điều trị các triệu chứng khác nhau của bệnh viêm khớp như đau khớp. Và dần dần sẽ trả lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Cây thần thông trị tiểu đường Đây là một phương thuốc rất hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường. Theo một số nghiên cứu khoa học, trong cây thần thông có chứa các hoạt chất ethanol và cloroform có tác dụng làm hạ hàm lượng glucose, giúp giảm lượng đường và mỡ trong máu, từ đó giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Ngoài ra, chiết xuất từ cây thần thông còn có khả năng kích thích giải phóng insulin từ tuyến tụy, giúp điều hòa và ổn định đường huyết, điều này rất có lợi đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường dùng cây thần thông mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả. Kiên trì sử dụng từ 1-2 tháng rồi đi đo lại đường huyết sẽ thấy kết quả thấp bất ngờ. Những người mắc bệnh tiểu đường cần uống cây thần thông thường xuyên để tận dụng hết những lợi ích của chúng trong điều trị bệnh tiểu đường Tăng cường miễn dịch cho cơ thể Một trong những tính năng quan trọng của loại thảo mộc này là khả năng giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Chúng được xem là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Nhờ đó, có thể giúp cho cho các tế bào của bạn khỏe mạnh và thoát khỏi bệnh tật. Đặc tính chống lão hóa vô cùng tốt Các vấn đề lão hoá luôn là mối lo ngại của nhiều chị em. Tuy nhiên, với sự giúp sức của cây thần thông các dấu hiệu lão hóa có thể được cải thiện. Loại cây này cũng chứa các đặc tính chống lão hóa, làm giảm các vết thâm nám, mụn nhọt, nếp nhăn và đường nhăn. Nhờ đo, làn da của bạn sẽ luôn căng bóng và giữ được sự tươi sáng, trẻ đẹp.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Tagged under:

Cây Ngũ Trảo| Cây thuốc nam có nhiều công dụng thần kỳ| Hằng Lê HG85

CÂY NGŨ TRẢO THẢO DƯỢC QUÝ CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ Cây Ngũ trảo là một loại thảo dược được Đông y sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý đa dạng khác nhau, từ những bệnh thông thường như cảm mạo cho đến bệnh đau xương khớp. Tuy nhiên, vị thuốc còn rất xa lạ đối với nhiều người. Bài viết dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của cây Ngũ trảo • Cây ngũ trảo là loài thực vật có hoa thuộc dạng thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Khi phát triển, cây có thể đạt đến độ cao trung bình từ 3 – 5 mét. Thân dạng hình trụ. Lớp vỏ ngoài thân thường nhẵn nhụi, màu xám hay xám nâu. • Lá ngũ trảo mọc đối, chia thành 5 lá chét có hình dáng tương tự như chân chim nên ở một số vùng miền người dân còn gọi là cây chân chim. • Hoa mọc thành chùm nhỏ ngay ở đầu cành. Kích thước hoa khá nhỏ, cánh hoa màu tím nhạt hoặc tím lam. • Quả mọng nước, khi còn non có màu xanh nhạt nhưng khi chín chuyển sang màu vàng đen hoặc màu đen. Cây ngũ trảo chủ yếu mọc hoang. Dược liệu này được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nhất phải kể đến các nước như Việt Nam, Trung Quốc, India, Lào, Mã Lai, Tất cả các bộ phận bao gồm lá, rễ, cành, vỏ thân cây và quả được dùng để làm thuốc. Trong Đông y, quả ngũ trảo được sử dụng làm dược liệu với tên gọi là Hoàng kinh tử.. Quả được thu hoạch vào mùa hè, từ tháng 5 – tháng 7, đem phơi hay sấy khô dùng dần Các bộ phận khác của cây ngũ trảo có thể thu hái quanh năm. Đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần. 1. Đặc điểm tính vị - Lá cây: Vị cay the, đắng nhẹ, tính bình, có mùi thơm - Rễ: Tính hàn - Quả: Tính ấm, bị đắng, hơi cay 2. Tác dụng dược lý của ngũ trảo – Theo Đông y: Ngũ trảo có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. kích thích lưu thông khí huyết, tăng khả năng tiêu hóa, trừ thấp. – Theo nghiên cứu hiện đại: Tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng nấm: 3. Cách sử dụng ngũ trảo Cây ngũ trảo được sử dụng theo đường bên trong lẫn bên ngoài với các hình thức như sau: • Sắc uống • Thoa ngoài • Xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây ngũ trảo * Điều trị vết bỏng nhẹ do lửa - Dùng cành ngũ trảo rửa sạch, băm nhỏ ra - Bỏ dược liệu vào chảo nóng sao cho đến khi cháy thành than (sao tồn tính) - Tán dược liệu thành bột mịn - Mỗi lần sử dụng, lấy bột thuốc trộn chung với một ít dầu mè bôi bên ngoài vết bỏng - Thực hiện theo cách tương tự 1 – 2 lần trong ngày để vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh kéo da non. * Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi Lá Ngũ trảo 100 g, lá Bưởi, lá Cam 40 g, lá Chanh, lá Sả, Ngải cứu mỗi thứ 20 g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu trong 5 lít nước để xông. . Khi xông, ngồi trùm kín chăn từ đầu đến chân, hé vung từng chút một để hơi nước thoát ra ngoài một cách từ từ. * Điều trị bệnh đau lưng cho các trường hợp bị gai cột sống - Sử dụng thang thuốc gồm lá ngũ trảo, lá cây náng hoa trắng, rau bồ cóc liều lượng bằng nhau - Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát với một ít muối ăn - Cuối cùng thêm một ít rượu trắng khoảng 40 độ vào hỗn hợp thuốc, xào lên cho nóng - Đắp thuốc trực tiếp vào khu vực bị gai cột sống gây đau lưng * Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính - Sử dụng thang thuốc gồm các vị: Quả ngũ trảo và rau bồ cóc mỗi vị 15g, vỏ quýt chín (trần bì) 6g, lá nhót 10g - Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc như trên chia làm 2 lần uống - Áp dụng một liệu trình liên tục từ 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính. * Điều trị liệt nửa người do ảnh hưởng của tai biến, đột quỵ - Lá cây ngũ trảo đem phơi khô, sao vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ) - Để điều trị liệt nửa người, lấy dược liệu đã sơ chế sao nóng lên rồi rải xuống chiếu cho người bệnh nằm lên. - Áp dụng trong một thời gian dài liên tục để thấy được hiệu quả. Kiêng kỵ khi sử dụng cây ngũ trảo Không dùng dược liệu ngũ trảo chữa bệnh cho các trường hợp sau: • Người bị suy nhược cơ thể • Gầy yếu • Táo bón • Nóng trong người

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Tagged under:

Công dụng thần kỳ của cây Quao| cây Quao Nước trị bệnh gan|| Hằng Lê HG85

Cây quao là một trong những vị thuốc đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Thảo dược này được ví như một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt là rất tốt cho gan. Cây quao hay còn gọi là khé cây, quao nước. Đây là một loại thảo dược thường mọc hoang ở những nơi rừng rậm. Hoặc được trồng làm cảnh và thu hái làm dược liệu. Cây này còn khá xa lạ với nhiều người. Ít ai biết rằng đây lại là một dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị bệnh gan và nhiều loại bệnh khác. Cây quao là cây thân gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng 15 mét. Thân hình trụ, vỏ ngoài màu nâu xám, có những nốt sần nhỏ. Lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7-10cm, rộng 3-4cm. Cụm hoa là chùm ngắn gồm nhiều hoa trắng, to, thơm, gần như đều. Quả nang thõng xuống, tròn, nhọn, có vách giả. Tất cả các bộ phận của cây quao như vỏ, rễ, thân, lá đều có thể sử dụng để làm thuốc và thu hái quanh năm Dược liệu có vị chua, chát, tính bình, không độc. Hạt của quao nước có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn. Đồng thời cây quao chữa viêm gan đặc biệt rất hiệu quả. Vỏ và lá dùng làm thuốc nhuận gan. Lá dùng trị hen suyễn. Vỏ rễ dùng làm thuốc tiêu độc. Người ta đã dùng rễ và lá Quao nước phối hợp với rễ hoặc cây Ô rô chế thành biệt dược Ô rô - Quao làm thuốc giải độc nhuận gan. Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua sắc nước để uống, hoặc dùng các bộ phận của cây nấu thành cao lỏng để dùng. Tùy vào từng bài thuốc hay đối tượng cụ thể mà có thể tự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. ** Các tác dụng của cây quao: - Bổ phổi, trừ ho - Điều trị xơ gan, viêm gan, vàng da, giải độc gan - Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng - Điều trị ngộ độc - Làm tan sỏi thận ** Một số lưu ý: - Không sử dụng bài thuốc từ cây quao cho các đối tượng bị suy thận hay huyết áp thấp. - Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây quao

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Tagged under:

Công dụng cây rau Cù Nèo| loại cây giúp mát gan, trị sỏi thận| Hằng Lê HG85

Cây cù nèo là cây dại mọc ở ven bờ sông hay những thửa ruộng, hoặc cũng có thể nó được những người nông dân trồng trong vườn để ăn hàng ngày. Rau cù nèo là loài cây rau dại nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã tại miền tây, hơn hết theo chuyên gia dinh dưỡng nó còn mang đến nhiều dinh dưỡng, tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rau cù nèo còn có tên gọi khác là rau cù nèo, tai tượng, nê thảo, là một loại thực vật thuộc họ Kèo nèo. Là loại cây hoang dại, mọc ở nhiều nơi khu vực Đông Nam á, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Rau cù nèo không còn là cây hoang dại mà thứ rau ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây.
Cù nèo có thân hình gần giống với cây lục bình, sống ở nơi bùn đất ẩm ướt chứ không trôi nổi trên mặt nước. Gốc rễ cù nèo bám sâu dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước, về mùa nước lũ dâng cao, nước dâng tới đâu ngọn cây vươn đến đấy, nó được biết là loại cây có sức sống mãnh liệt.
Trước đây, cù nèo thường được hái để làm thức ăn cho lợn, tuy nhiên, sau khi khám phá được vị ngon và công dụng của loại rau dại này, cù nèo đã trở thành món rau dân giã mang đến nhiều món ăn ngon cho gia đình. Đầu tiên, phải kể đến món cù nèo luộc chấm nước mắm chua cay, chắc hẳn sẽ làm nên bữa cơm ngon khó cưỡng lại. Những cọn cù nèo giòn giòn kết hợp với vị đầm đà ngọt bùi và chua cay từ nước chấm tạo nên hương vị lạ miệng.
Theo y học hiện đại cho rằng giá trị dinh dưỡng cù nèo tương đương với cây dọc mùng. Cũng là thứ rau trong bữa ăn hàng ngày của người Nam Bộ nhưng cù nèo được ưa dùng hơn: Làm rau sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, ..
Bên cạnh làm nên những món ăn ngon, thì trong đông y cù nèo còn biết mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học dân gian, cù nèo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Do đó, cù nèo có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh:
-Chữa di tinh mộng tinh
-Chữa viêm tiết niệu
-Chữa sỏi thận tiết niệu
-Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư
*** Lưu ý: Cây cù nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng cù nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiễm để làm rau ăn hoặc làm thuốc...

Tagged under:

Công dụng cây rau Cù Nèo| loại cây giúp mát gan, trị sỏi thận| Hằng Lê HG85

Cây cù nèo là cây dại mọc ở ven bờ sông hay những thửa ruộng, hoặc cũng có thể nó được những người nông dân trồng trong vườn để ăn hàng ngày. Rau cù nèo là loài cây rau dại nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã tại miền tây, hơn hết theo chuyên gia dinh dưỡng nó còn mang đến nhiều dinh dưỡng, tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rau cù nèo còn có tên gọi khác là rau cù nèo, tai tượng, nê thảo, là một loại thực vật thuộc họ Kèo nèo. Là loại cây hoang dại, mọc ở nhiều nơi khu vực Đông Nam á, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Rau cù nèo không còn là cây hoang dại mà thứ rau ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây.
Cù nèo có thân hình gần giống với cây lục bình, sống ở nơi bùn đất ẩm ướt chứ không trôi nổi trên mặt nước. Gốc rễ cù nèo bám sâu dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước, về mùa nước lũ dâng cao, nước dâng tới đâu ngọn cây vươn đến đấy, nó được biết là loại cây có sức sống mãnh liệt.
Trước đây, cù nèo thường được hái để làm thức ăn cho lợn, tuy nhiên, sau khi khám phá được vị ngon và công dụng của loại rau dại này, cù nèo đã trở thành món rau dân giã mang đến nhiều món ăn ngon cho gia đình. Đầu tiên, phải kể đến món cù nèo luộc chấm nước mắm chua cay, chắc hẳn sẽ làm nên bữa cơm ngon khó cưỡng lại. Những cọn cù nèo giòn giòn kết hợp với vị đầm đà ngọt bùi và chua cay từ nước chấm tạo nên hương vị lạ miệng.
Theo y học hiện đại cho rằng giá trị dinh dưỡng cù nèo tương đương với cây dọc mùng. Cũng là thứ rau trong bữa ăn hàng ngày của người Nam Bộ nhưng cù nèo được ưa dùng hơn: Làm rau sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, ..
Bên cạnh làm nên những món ăn ngon, thì trong đông y cù nèo còn biết mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học dân gian, cù nèo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm. Do đó, cù nèo có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh:
-Chữa di tinh mộng tinh
-Chữa viêm tiết niệu
-Chữa sỏi thận tiết niệu
-Chữa phụ nữ nóng nhiệt ra nhiều khí hư
*** Lưu ý: Cây cù nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng cù nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiễm để làm rau ăn hoặc làm thuốc...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Tagged under:

Tác dụng của cây Rau Mương| cây Rau Mương chữa dạ dày| Hằng Lê HG85

Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng.
Cây rau mương có tính mát, vị ngọt. Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa.
Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.
Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm. Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng.
Một số tác dụng của rau mương:
- Trị viêm amidan và viêm họng
- Trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe
- Kiểm soát bệnh ung thư
- Chữa thấp khớp
- Thanh nhiệt giải độc
- Trị đau dạ dày

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Tagged under:

Công dụng Hoa Nhài| trà Hoa Nhài trị bách bệnh| Hằng Lê HG85

Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Hoa nhài, còn gọi là hoa lài, nhài đơn.
Cây hoa nhài là loại cây thân nhỡ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Hoa nhài được trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.
Theo y học cổ truyền, hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Có công dụng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khóe mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới.
**Một số tác dụng của Hoa Nhài
-Chữa mất ngủ
-Trị nhức mỏi, đau đầu gối
-Trị rối loạn tiêu hóa
-Trị tăng huyết áp
-Thanh nhiệt cơ thể
Hoa nhài đẹp và có tác dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó hoa nhài còn được sử dụng làm trà . Trà hoa nhài được dùng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, đó là sự pha trộn giữa trà xanh và hoa nhài. Ngoài hương vị và mùi thơm không thể nhầm lẫn được, loại trà này còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
và có tác dụng trị bệnh.
**Tác dụng trà hoa Nhài
-Giảm nguy cơ mắc ung thư
-Giảm stress
-Giảm cholesterol máu
-Giảm cân
-Chống cảm lạnh
-Làm đẹp
-Tốt cho người bị tiểu đường
....
*** Một số lưu ý
-Hoa lài không được sử dụng trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm. Bởi vì nó sẽ khiến da bị tổn thương
-Không được uống trực tiếp. Nên pha chế với lượng nhỏ để thu được hiệu quả sử dụng tốt hơn
-Phụ nữ mang thai không sử dụng thức uống hoa nhài
-Không uống trà hoa nhài khi bụng rỗng vì nó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày
-Sử dụng hoa lài chăm sóc sức khỏe cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Tagged under:

Đậu Rồng - dược liệu đa tác dụng tốt cho sức khỏe| Hằng Lê HG85

Đậu rồng hay còn gọi là đỗ khế. Là một dạng c ây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa.
Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, đậu rồng là nguồn cung cấp tuyệt vời chất folate (vitamin B12). Trong 100g đậu rồng có khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong đậu rồng cũng không thua kém so với các thực phẩm giàu vitamin C khác. 100g đậu rồng cung cấp khoảng 18,3 mg vitamin C (tương đương 31% nhu cầu vitamin C mỗi ngày). Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, duy trì tính đàn hồi cho làn da, kích thích vòng tuần hoàn máu và ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra, đậu rồng cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng khác như sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…
Đậu rồng giàu chất dinh dưỡng và tất cả các bộ phận của cây đều có thể ăn được. Tác dụng của đậu rồng:
- Cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ giảm cân
- Ngăn ngừa lão hóa sớm
- Hỗ trợ kiểm soát bệnh hen suyễn
- Hỗ trợ trị viêm khớp
- Ngăn ngừa các vấn đề về mắt
- Giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu
- Tốt cho xương khớp, ngừa loãng xương
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Tốt cho phụ nữ mang thai
...

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Tagged under:

Cây Cát Lồi - vị thuốc nam đa công dụng| cây Mía Dò| Hằng Lê HG85

Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng.
Cây cát lồi hay còn gọi là cây mía dò, cây củ cát lồi. Là loài cây thân thảo, thân màu tím, lá xanh đậm, được xem là loại thảo dược đông y vô cùng tốt được sử dụng khá phổ biến. Chúng mọc thẳng đứng, ít phân nhánh. Rễ cây to khỏe, cả thân và rễ đều dùng để làm thuốc.
Lá cây cát lồi hình nang trứng. Phiến lá dài và hẹp, hoa của nó mọc ở ngọn. Hoa thường có màu trắng và màu đỏ tía.
Sau đây là một số tác dụng của cây Cát Lồi (mía dò):
- Trị đau nhức xương khớp phong tê thấp
- Trị đau dây thần kinh
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm mát gan
- Trị viêm tai
- Chữa bệnh ho gà
- Trị mẫn ngứa, mề đay
- Trị xơ gan cổ trướng
- Chữa viêm thận cấp
......
** Một số lưu ý khi sử dụng

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Tagged under:

Rau Càng Cua | Cây thuốc dân gian chữa nhiều bệnh| Hằng Lê HG85

Cây rau càng cua còn có tên gọi khác là rau tiêu, đơn kim, quỷ châm thảo
Rau càng cua là một loại rau quý vừa dùng để chế biến món ăn lại tốt cho sức khỏe. Đây là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, sống trong vòng một năm, phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng. Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau.
Loại rau này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến này được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, rau càng cua mọc dại khắp nơi. Đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…
Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…

Rau càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phổ biến như nấu canh, ăn sống, giã lấy nước uống, giã đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.
* Một số tác dụng của rau càng cua:
- Chữa trị viêm họng
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
- Giúp lợi tiểu
- Chữa mụn nhọt
- Đau lưng cơ co rút
- Tốt cho tim mạch
- Phòng ngừa bệnh gout
- Chống oxy hóa
- Giải nhiệt, nóng trong
* Một số lưu ý khi dùng rau càng cua: Người bị tiêu chảy, sỏi thận, phụ nữ mang thai và cho con bú thì hạn chế dùng rau càng cua.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Tagged under:

Húng Quế vị thuốc dân gian có tác dụng cực tốt cho sức khỏe| Hằng Lê HG85

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Đây cũng chính là một loại dược liệu có tác dụng dược lý đa dạng nhờ hàm lượng tinh dầu cao.
Húng quế là loài một loại cây thảo sống hằng năm, có thể cao khoảng 25 – 50cm. Thân và cành cây nhẵn, phân nhánh nhiều từ dưới gốc, cành còn non có màu tím đỏ.
Lá cây mọc đối nhau có hình trái xoan, dài khoảng 3 – 5cm. Hoa nhỏ có màu trắng hoặc hơi tía, mọc thành chùm ở đầu cành có nhiều vòng gồm 5 – 6 hoa nhỏ.
Toàn cây húng quế được dùng để làm vị thuốc, trong đó lá và ngọn có hoa là được dùng phổ biến nhất.
Theo các tài liệu Đông y thì húng quế có vị cay, mùi thơm và tính ấm.
Dược liệu được quy vào 2 kinh là Phế và Tâm.
Dược liệu húng quế thường được dùng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng bài thuốc cụ thể. Có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống hay đắp ngoài, hấp cách thủy, sắc nước cùng các vị thuốc khác.
Liều dùng được khuyến cáo cho lá tươi là khoảng 20g/ngày, còn với hạt là 6 – 12g/ngày. Tuy nhiên, trong các trường hợp cụ thể có thể điều chỉnh liều cho phù hợp, nhất là khi dùng chung với các vị thuốc khác.
Tác dụng rau Húng quế
-Bảo vệ tim
-Tốt cho xương khớp
-Phòng chống ung thư
-Ngăn ngừa stress
-Phân hủy sỏi trong thận
-Trị đau đầu
-Trị ho
-Giúp cai thuốc lá
-Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc
-Chữa những bệnh về đường hô hấp
-Ngừa bệnh tiểu đường
** Lưu ý: Cần hết sức lưu ý khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh máu khó đông hay bệnh nhân bị hạ đường huyết.
Khi có ý định dùng dược liệu này cho bất cứ mục đích nào cần trao đổi với bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bởi những rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu dùng sai cách.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Tagged under:

Quả Ớt với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe| sống khỏe| Hằng Lê HG85

Ớt được biết như một loại rau quả hay gia vị thường góp mặt trong các bữa ăn của mỗi nhà. Mặc dù ớt có vị rất hăng và cay nhưng nó lại rất được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người có thể sẽ bất ngờ vì thực tế ớt không chỉ là gia vị thông dụng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y, cụ thể ớt mang một số công dụng sau:
- Cải thiện hệ tuần hoàn máu
Nhiều người có thói quen ăn rất nhiều thực phẩm dầu mỡ nhưng lại rất lười vận động. Đó là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp hệ tuần hoàn không hoạt động khiến máu khó lưu thông đến các cơ quan, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm.
Để khắc phục tình trạng này mọi người có thể sử dụng ớt kèm theo các bữa ăn sẽ có tác dụng giải độc máu, giúp giảm cholesterol giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Giúp giảm đau nhức
Chính vì trong thành phần của ớt có chứa nhiều hóa chất capsaicin làm ớt có vị cay hăng, bên cạnh hóa chất này còn liên quan đến thành phần có trong thuốc gây tê nên có tác dụng giảm đau rất tốt.
Bằng việc kích thích não bộ sản sinh ra chất endorphin, là một chất morphin nội sinh có tác dụng tương đương như thuốc giảm đau. Vì vậy, những người bị mắc chứng đau nhức hay viêm khớp sử dụng ớt sẽ giúp khắc phục các cơn đau một cách đáng kể.
Ngoài ra, ớt còn được ngâm rượu để bôi lên da trị nhức mỏi, sưng trặc gân.
-Tác dụng giảm cân
Như đã nói thành phần chủ yếu của ớt là Capsaicin có vị cay nóng và tán hàn, đồng thời còn có khả năng tạo nhiệt rất tốt, giúp đốt cháy calo, đốt cháy chất béo có trong thức ăn. Ngoài ra, ăn ớt còn giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm khả năng tích trữ Cholesterol ở những người béo phì.
- Chống bệnh tiểu đường
Theo một công trình nghiên cứu tại trường đại học ở Úc vào năm 2011 cho biết thói quen ăn ớt thường xuyên giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu. Đồng nghĩa là ăn nhiều ớt sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường, điều này rất có lợi cho những ai mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh nghiên cứu cũng chỉ ra, những người có thói quen ăn ớt trong mỗi bữa ăn đã giảm đến 60% lượng đường trong máu so với những người không ăn.
-Chống cảm cúm
Tính cay nóng và khả năng tạo nhiệt của ớt rất có lợi việc điều trị các bệnh cảm cúm. Chỉ cần sử dụng một ít ớt, cơ thể sẽ có cảm giác nóng lên và đổ nhiều mồ hôi. Đây cũng là cơ chế có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể và chống lại cảm cúm hiệu quả. Mặt khác, ớt còn có tác dụng làm giảm cảm giác tức ngực, phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
- Ngăn ngừa ung thư các tuyến tiền liệt
Có thể nói thành Capsaicin trong ớt có rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến công dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư các tuyến tiền liệt, trung bình mỗi tuần bệnh nhân nên ăn khoảng 5 quả ớt để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
- Giúp thư giãn, ngủ ngon
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ớt có khả năng xoa dịu thần kinh giúp mang lại cảm giác ngủ ngon cho nhiều người, cụ thể các nhà khoa học người Úc đã làm khảo sát trên một nhóm tình nguyện và kết quả cho thấy khi ăn thức ăn có kèm theo gia vị ớt họ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn, ngủ lâu hơn và kéo dài thời gian trung bình hơn 30% so với người không ăn.
- Làm chậm quá trình lão hóa
Tuy ớt có một đặc điểm là có vị cay và hăng nhưng nó có thành phần dưỡng chất rất đa dạng. Ớt có tính chống oxy hóa như Vitamin A, Vitamin C,… đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa.
- Ngăn tia bức xạ, kéo dài tuổi thọ
Hầu hết các gia vị cay như tiêu, tỏi, ớt,… đều có đặc tính bảo vệ DNA của các tế bào giúp loại bỏ các ảnh hưởng từ các tia bức xạ nhất là tia Gamma. Bên cạnh việc ăn ớt còn thúc đẩy hoạt động ở hệ tuần hoàn máu, tăng hoạt tính tế bào não, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng ớt: Mặc dù ớt có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng nó vẫn luôn tồn tại những mặt trái nhất định. Vì thế việc sử dụng ớt phải đảm bảo cách dùng và liều lượng sao cho phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh một số trường hợp nên hạn chế, thậm chí là kiêng ăn ớt để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
+ Người thường xuyên đau dạ dày
+ Người có triệu chứng nhiệt miệng
+ Bệnh nhân bị trĩ
+Bệnh nhân viêm túi mật, thận,...
+ Người bị đau mắt đỏ
Tóm lại không thể phủ nhận ớt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bên cạnh nó còn là gia vị khiến cho các bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, vì vậy mọi người cần nhớ mọi thứ chỉ cần dừng lại ở mức vừa đủ là tốt nhất.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

Tagged under:

Hoa Đậu Biếc và những tác dụng thần kỳ| trà hoa Đậu Biếc| Hằng Lê HG85

Tác dụng thần kỳ của hoa Đậu Biếc
Cây hoa đậu biếc là một trong những loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao. Bởi hoa của nó màu xanh biếc khá đặc trưng. Tạo nên sự thu hút đặc biệt mà không phải loài hoa nào cũng có. Cây thuộc dạng cây leo, thân thảo, sống lâu năm, thường mọc leo dọc bờ rào rất đẹp mắt. Thân cây và cành cây đều mềm mại, mảnh và có lông nhỏ.
Hoa này không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều nét đặc trưng cho nên được dân gian đặt cho nhiều cái tên ấn tượng. Mỗi vùng sẽ có một tên gọi khác nhau như cây đậu hoa tím, cây bông biếc, … Cây được nhiều người biết đến với cái tên hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc có chiều cao trung bình từ 3-10m, phân nhiều nhánh, có độ che phủ rộng. Thân cây có đặc tính thay đổi màu sắc rất thú vị. Khi còn non, thân sẽ có màu xanh còn về già sẽ dần chuyển qua màu nâu rõ rệt
Lá cây thường có dạng hình bầu dục thon dài, mọc đối nhau trên cành và có màu xanh đậm.
Trong đậu biếc có rất nhiều hoạt chất hóa học khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay thì người ta mới chỉ tìm ra trong hoa có một số hoạt chất như glycosid, ester. Đặc biệt là anthocyanin – flavonoid. Đây là một hợp chất nhóm tạo nên màu xanh biếc đặc trưng cho loài hoa này. Và được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp tạo màu hay nấu ăn. Ngoài ra, bên trong hoa còn có rất nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe và chữa bệnh.
Đậu biếc là một trong những loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Càng ngày người ta càng nhận thấy nhiều tác dụng tuyệt vời của đậu biếc và ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây là một số tác dụng điền hình của loài hoa này mà bạn nên biết.
- Công dụng của hoa đậu biếc trong làm đẹp
Một trong những tác dụng hàng đầu của đậu biếc đó chính là làm đẹp. Hoa này vừa có khả năng làm đẹp da, chống lão hóa, giúp đen đóc và chống béo phí hiệu quả. Hoạt chất flavonoid có trong hoa có tác dụng lớn trong việc cải thiện sức khỏe tế bào. Chất này vào cơ thể giúp máu lưu thông toàn cơ thể, từ đó nuôi dưỡng da. Làm chậm quá trình lão hóa của da đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc sau sinh. Giúp tóc ngày càng đen óng mượt.
- Công dụng của hoa đậu biếc giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Loài hoa này có khả năng chống oxy hóa rất cao nên thường được dùng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Nhờ đặc tính chống oxy hóa này mà các gốc tự do trong cơ thể bị hạn chế hình thành. Ngăn chặn những tác động có hại mà các gốc tự do gây nên. Ngoài ra, hoa này còn có tác dụng ổn định và bảo vệ màng tế bào. Giúp bạch cầu tăng cường khả năng nhận diện ung thư. Đồng thời, thành phần cliotide có trong hoa còn giúp ức chế một số tế bào ung thư hiệu quả.
- Công dụng của hoa đậu biếc đối với tim mạch
Có thể bạn chưa biết, đậu biếc là loài hoa có tác dụng rất tốt đối với tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học trong hoa có khả năng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch máu. Từ đó giúp bảo vệ thành mạch, giảm tắc mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành khối huyết trong não. Đồng thời giúp giảm huyết áp đối với những người bị huyết áp cao.
- Công dụng của hoa đậu biếc đối với thị lực
Thị lực kém là tình trạng thường gặp hiện nay ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Để cải thiện thị lực hiệu quả, bạn nên dùng cây bông biếc mỗi ngày. Các hoạt chất trong bông biếc giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được lưu thông. Tăng cường thị lực mắt, giúp bảo vệ mắt tránh những tổn thương do các gốc tự do gây nên. Đồng thời làm chậm sự phát triển của đục thủy tinh thể, góp phần hỗ trợ điều trị những tổn thương của võng mạc.
Có rất nhiều cách dùng hoa này tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Bông đậu biếc không chỉ được dùng trong trang trí, mà còn được dùng để tạo màu tự nhiên cho các món ăn, thức uống. Hoặc dùng làm nước ép, làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt là pha trà. Trà hoa đậu biếc hiện đang là loại trà rất được ưa chuộng với nhiều công dụng thần kỳ đối với làm đẹp và sức khỏe.
Cách làm trà hoa đậu biếc
Nguyên liệu: 30g bông đậu biếc khô, 2 lát chanh tươi, 200ml nước lọc
Cách làm:
Đun sôi 200ml nước đã chuẩn bị sẵn rồi tắt bếp. Tiếp theo cho bông đậu biếc vào ngâm cho ra màu rồi vớt bông ra
Lấy nước trà đậu biếc, để nguội, rồi vắt 2 lát chanh vào và thưởng thức. Để tăng thêm độ ngọt, bạn có thể cho thêm đường hoặc bỏ đá lạnh vào dùng cho mát.
Trà hoa đậu biếc được tạo thành từ những bông đậu biếc khô, được lựa chọn kỹ càng. Trà hoa đậu biếc không chỉ ngon mà còn có màu sắc rất đẹp mắt. Đặc biệt nó còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít ai biết tới.
Trà hoa đậu biếc có rất nhiều tác dụng không chỉ đối với chữa bệnh mà còn giúp làm đẹp một cách thần kỳ. Sau đây là một số tác dụng điển hình của trà hoa đậu biếc.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường
Dùng trà hoa này mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn ức chế hiệu quả lượng glucose có trong thức ăn đi vào cơ thể. Đồng thời thúc đẩy các tế bào tăng cường tiết insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt là ở người lớn tưởi và trẻ em.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp làm đẹp
Trà hoa đậu biếc có khả năng chống oxy hóa tương đương với vitamin C. Vì vậy việc dùng trà này sẽ giúp hạn chế hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Làm chậm sự lão hóa da, giúp da luôn tươi trẻ. Ngoài ra, việc dùng trà này vào mỗi buổi sáng còn giúp ngăn ngừa tình trạng tích lũy mỡ. Từ đó giúp ổn định cân nặng và hạn chế bị béo phì.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ
Một trong những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, trà bông biếc có khả năng tăng cường trí nhớ hiệu quả. Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ thực nghiệm trên chuột nhưng đều mang lại kết quả khả thi. Vì vậy, hãy dùng trà bông biếc hàng ngày để cải thiện trí nhớ và góp phần bảo vệ não bộ nhé.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp ngừa máu nhiễm mỡ
Có thể bạn chưa biết nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn dùng trà bông biếc mỗi ngày có thể giúp ngừa máu nhiễm mỡ rất hiệu quả. Bởi trong trà này có các thành phần có khả năng làm giảm hấp thụ cholesterol vào cơ thể. Đồng thời giúp kích thích tăng bài tiết mật. Từ đó giúp giảm mỡ trong máu một cách tự nhiên.
Trà hoa đậu biếc có tác dụng giúp giảm rụng tóc
Theo y học dân gian, trà bông biếc được xem là thần dược giúp trị bạc tóc và hói đầu sớm. Đặc biệt là ở nam giới. Trong trà bông biếc có hoạt chất anthocyanin có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu dưới chân tóc. Giúp làm khỏe chân tóc và ngăn ngừa tình trạng gãy rụng hay bạc tóc sớm.
Trà hoa đậu biếc hỗ trợ điều trị tiểu đường
Chất chống oxy hóa trong trà hoa đậu biếc có công dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu rất hiệu quả. Qua đó, giữ lượng đường ổn định trong mức cho phép, giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này.
Ngoài ra, chất này còn có tác dụng ức chế đường glucose từ thực phẩm. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường glucose thì hãy pha ngay một ly trà hoa đậu biếc để ổn định đường huyết.
Để ổn định đường huyết, bạn làm như sau: Lấy khoảng 20 gram hoa đậu biếc khô, hãm với 200ml nước nóng rồi uống. Uống nước hoa đậu biếc liên tục mỗi ngày, sau đó đi kiểm tra đường huyết sẽ thấy kết quả giảm bất ngờ.
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống từ 10-20 gram là đủ, không nên quá lạm dụng loại trà này.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Tagged under:

Tác dụng chữa bệnh đặc biệt của cây Cúc Tần|lá Cúc Tần| Hằng Lê

Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Cây cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cây cao từ 1-2m.
Cây Cúc Tần còn có tên gọi hoa Mai Não, từ bi, Băng Phiến Ngải… Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cúc Tần là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị bệnh cho con người. Tùy vào mỗi chứng bệnh mà tự bản thân nó phát huy tác dụng hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.
Những tác dụng của cây cúc tần
– Chữa đau đầu, sốt
Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.
– Chữa đau lưng
Sử dụng phần lá của cây cúc tần, cành non đã được nghiền nát, cho vào cùng 1 ít rượu và sao đến khi nóng lên rồi đắp tại ví trí cơn đau xuất hiện. Giữ nó trong 15-20 phút trước khi bã khô. Áp dụng liên tục trong một thời gian nhất định.
– Chữa lành vết thương, vết bầm tím
Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.
Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.
– Chữa đau đầu do căng thẳng
Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.
– Chữa ho do viêm khí quản
Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho. – Chữa viêm họng, viêm mũi, ho
Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.
– Chữa hen suyễn
Sử dụng 1 bó cúc tần như bó rau muống, bẻ cả ngọn, lá già, lá non, rửa sạch, đem ngâm cùng với nước muối pha loãng sau đó mới giã nát. Đổ vào một bát nước lọc vào lọc để thu được nước cốt, loại bỏ phần xác. Uống nước này liên tục trong khoảng 100 ngày đến khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể sử dụng lá cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ nên dùng lá cúc tần kết hợp với lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, nghệ vàng. Đây là những nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu độc, cải thiện triệu chứng viêm loét, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra rất tốt.
Ngoài những cách chữa trị bệnh trĩ được chia sẻ ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng lá cúc tần để chế biến cho mình những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như canh cúc tần, cá kho cúc tần, bánh nếp cúc tần, não lợn hầm cúc tần,…. Đây là cách cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi người sẽ có những cách nấu khác nhau. Dưới đây là cách chế biến món canh cúc tần với thịt heo, người bệnh trĩ có thể tham khảo.
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, người bệnh có thể áp dụng phương pháp uống nước lá cúc tần khô hoặc tươi. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng uống được loại nước này bởi lá cúc tần tươi rất đắng và có vị cay rất khó uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ phải uống nước lá ở mức độ vừa phải, không được uống quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Cách thực hiện như sau:
+ Nước lá cúc tần tươi:
• Người bệnh đem khoảng 15 g lá cúc tần tươi rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo.
• Sử dụng lá cúc tần giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt uống, bỏ phần xác lá.
• Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì 1 lần/ngày một cách đều đặn
• Áp dụng trong khoảng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
+ Nước lá cúc tần khô:
• Đem lá cúc tần rửa sạch, để ráo nước và tiến hành phơi khô
• Sau đó, người bệnh cho lá cúc tần lên bếp sao vàng.
• Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng một nắm lá cúc tần nhỏ cho vào ấm và nấu lấy nước uống.
• Thực hiện đều đặn cách chữa trị này mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Tagged under:

Cây Xấu hổ với tác dụng không ngờ| cây trinh nữ| Hằng Lê HG85

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ là một vị thuốc nam mọc ở rất nhiều nơi ở nước ta. Là loại cây có nhiều tác dụng quí trong y học nói chung và y học cổ truyền nói riêng. Tuy nhiên người ta chỉ xem nó là loại cỏ dại nhưng không hề biết những tác dụng chữa bệnh mà nó mang lại
Cây xấu hổ có rất nhiều tên gọi như cây trinh nữ, cây thẹn,... Sở dĩ nó có tên gọi mắc cỡ là vì mỗi khi chúng ta chạm vào nó thì ngay lập tức tán lá sẽ khép lại. Nó có tên khoa học là Mimosa pudicaL thuộc họ Trinh nữ.
Là loại cây mọc sát đất, thân có nhiều gai nhọn, phân thành nhiều nhánh. Lá cây có màu xanh thẩm, hoa mắc cỡ có màu tím nhạt pha một chút hồng hồng.
Là loài cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới được phân bố rộng rãi khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, nó mọc hoang ven các đường đi hoặc các bãi cỏ bờ bụi ở khắp các vùng nông thôn.
Để làm thuốc, người ta thu hái toàn bộ cây. Tuy nhiên, cành và lá cây thu hái vào mùa khô, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Còn rễ cây được thu hái quanh năm, sau đó đem rửa sạch loại bỏ tạp chất, cắt lát mỏng và đem đi phơi khô bảo quản dùng dần.
Đây là dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Đây à loại dược liệu được nhiều người biết đến, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả những nước trên thế giới đều sử dụng chúng để điều chế thuốc chữa bệnh hiệu quả:
- Điều trị suy nhược thần kinh, bệnh rối loạn giấc ngủ bằng cây mắc cỡ
Bạn chỉ cần dùng mắc cở 20g, cúc bạc dầu 20g, chua me đất 40g sắc với 500ml nước, dùng để uống hàng này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Dùng cây mắc cỡ điều trị viêm phế quản mãn tính:
Dùng 35 g mắc cỡ, rễ lá cẩm 18g sắc với 500ml nước. Lọc lấy nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày.
- Cây mắc cỡ dùng để điều trị đau mỏi gân xương:
Dùng rễ cây mắc cỡ đem rang lên, sau đó lấy rượu tẩm một ít lên phần rễ vừa rang sắc uống dùng riêng hoặc dùng kèm với rễ cúc tần và bưởi bung, rễ cây Đinh lăng, cam thảo dây.
- Điều trị huyết áp cao bằng cây mắc cỡ
Dùng 10g Hà thủ ô, 8g bông sứ cùi, 8g câu đằng, 7g Tang ký sinh, 7g Đỗ trọng, 8g cây mắc cỡ, hạt Muồng ngủ 7g, 7g kiến cò, 5g địa long sắc uống. Có thể tán thành bột hoặc chế thành viên thuốc uống mỗi ngày.
- Làm thuốc giải độc mát gan từ cây mắc cỡ
Để giải độc làm mát gan, người bệnh chỉ cần lấy 50g mắc cỡ sấy khổ sắc lấy nước uống trong ngày nhiều lần.
- Chữa viêm phế quản mãn tính từ cây mắc cỡ
Dùng rễ cây mắc cỡ 90g sắc với 550 ml nước để cạn còn 100ml nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày khoảng 10 ngày là khỏi.
- Chữa bệnh zona (dời leo) từ bài thuốc cây mắc cỡ
Bạn chỉ cần lấy phần lá của cây mắc cỡ đem đi giã nát, rồi đắp vào vùng bị bệnh.
-Cách điều trị bệnh đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm từ rễ cây xấu hổ
Lấy 200g rễ xấu hổ phơi khô thái mỏng đem tẩm với rượu gạo trong 1 tiếng.
. Sau đó đem sao thơm.
. Chia ra làm 5 phần, mỗi ngày sắc 1 phần.
. Dùng liên tục trong thời gian khoảng 1 tuần là có hiệu quả ngày (Đây là một kinh nghiệm quý trong dân gian ở Nghệ An)
Ngoài ra nhiều nơi còn dùng cây xấu hổ kết hợp cây chìa vôi làm thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả.
-Thuốc tắm chữa viêm khớp từ cây xấu hổ: Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 - 40g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác
***Lưu ý: Tác dụng của cây mắc phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người mà sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm.
***Những đối tượng sử dụng cây mắc cỡ
Người mắc chứng mất ngủ thường xuyên, hoặc giấc ngủ không ngon chập chờn.
Người mắc chứng động kinh
Người bị thoái hoá khớp, đau nhức khớp.
Những người thường xuyên dùng bia rươu gây nóng gan

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Tagged under:

Tác dụng đặc biệt của rau Mồng Tơi| Mùng Tơi| Hằng Lê HG85

Cây mùng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét. Lá mùng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân. Trong y học cổ truyền, dược liệu mùng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, thông tiện. Chữa trị táo bón, đau mỏi xương khớp. Toàn cây được y học cổ truyền của Trung Quốc dùng điều trị bệnh lỵ, nhiễm trùng bàng quang, đau ruột thừa, bỏng, gãy xương, tổn thương ngoài da, đại tiện bí kết. Tại Ấn Độ, lá cây mồng tơi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh lậu, mề đay, viêm bao quy đầu. Trong khi đó ở Thái Lan, dược liệu này cũng được dùng để chữa trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, nấm lang ben, gàu, bạch biến. Một số tác dụng - Điều trị bệnh trĩ nhẹ • Giã nát 1 năm mồng tơi cùng với vài hạt muối ăn • Đắp trực tiếp vào hậu môn 30 phút • Thực hiện cách ngày để nhanh thấy được hiệu quả Hoặc • Xay nhuyễn 1 bó mồng tơi với 1 cốc nước đun sôi để nguội • Lọc nước cốt uống mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt - Chữa tức ngực, bồn chồn • Lấy 60g mống tơi sắc kỹ lấy 200 ml nước đặc • Thêm một chút rượu trắng vào uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần -Trị táo bón, nóng trong, giải độc cho cơ thể • Chuẩn bị 500g rau mồng tơi, rửa sạch, cắt nhỏ • Đem nấu thành canh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng • Dùng món này trong vài ngày có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tiện thông suốt, ngăn ngừa và chữa trị táo bón. -Trị say nắng • Lấy 4- 5 lá mồng tơi tươi giã nát • Đắp vào trán và 2 bên thái dương • Dùng băng gạc y tế băng lại để giữ thuốc cố định • Nằm yên nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy tình trạng được cải thiện -Trị bỏng, làm mau lành vết thương • Giã nát cây mồng tơi với vài hạt muối • Vắt nước cốt chấm lên vết bỏng hoặc đắp cả bã lên khu vực tổn thương -Chữa đau nhức xương khớp • Chuẩn bị 300g giò heo và 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng • Giò heo ninh nhừ rồi cho rau và rượu trắng vào nấu chín • Nêm thêm chút mắn, muối cho vừa khẩu vị • Dùng món này thường xuyên để chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, do chấn thương hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về cơ – xương – khớp. -Kích thích lưu thông khí huyết, chống lão hóa, dưỡng da hồng hào •Lấy vài ngọn rau mồng tơi non giã lấy nước cốt •Thêm vào vài hạt muối, quậy đều để muối tan hết •Thoa hỗn hợp này lên mặt mỗi buổi tối trước khi đi ngủ -Giảm cholesterol và mỡ trong máu Thường xuyên ăn rau mồng tơi dưới dạng nấu, xào hay luộc giúp đào thải cholesterol và mỡ dư thừa qua phân, làm sạch ruột. Qua đó ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, béo phì. -Chữa tiểu nóng, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu • Xay nhuyễn lá mồng tơi, lọc lấy nước cốt rồi pha thêm vào một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối ăn •Quậy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau • Uống vào mỗi buổi sáng • Kết hợp lấy bã mồng tơi đắp vào bụng dưới khu vực bàng quang. ** Rau mồng tơi dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe ** Những lưu ý khi sử dụng rau mùng tơi

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Tagged under:

Bất ngờ với tác dụng của cây Hoàn Ngọc| Hoàn Ngọc đỏ| Hằng Lê HG85

Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới cây Hoàn ngọc-một loại cây thuốc đã được sử dụng trong các nhà thuốc Đông Y.
Cây hoàn ngọc còn có tên gọi là cây xuân hoa, cây lan điền, cây nhật nguyệt… Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau nhưng hai loại được dùng nhiều nhất là hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau.
 Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung cùng tìm hiểu về tác dụng, công dụng và cách nhận dạng cây hoàn ngọc đỏ.  Hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá của cây hoàn ngọc đều được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Đối với cây hoàn ngọc trồng tại nhà chỉ khoảng 1 tháng là có thể phát triển tốt và thu hái lá. Còn với thu hoạch rễ thì cần cây hoàn ngọc có 7 năm tuổi trở lên.
 Bộ phận được dùng chủ yếu nhất vẫn là lá, sau khi thu hái lá, người ta rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng dần đều được. Nếu phơi, chỉ nên phơi ở nơi bóng râm để tránh làm mất đi giá trị của dược liệu.
Theo y học cổ truyền cây Hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và giúp điều trị một số bệnh lý thường gặp như: Cảm cúm, sốt cao, tiểu rát, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi… Đồng thời giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Cũng tương tự như cây hoàn ngọc, cây hoàn ngọc đỏ có công dụng trong việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh về dạ dày như khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, đi vệ sinh ra máu… Để chữa trị những bệnh về đường ruột này, bạn cần tiến hành xác định được phần ngọn non và cắt chúng, sau đó đem rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời để phần lá đó khô lại. Tiếp theo để tiện trong quá trình chế biến và bảo quản bạn nên cắt nhỏ phần lá khô đó và đem sao vàng hạ thổ.
 Mỗi khi cần dùng đến để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, bạn lấy một ít lá khô đã sao và hãm với nước nóng tương tự hãm chè để uống thay trà hàng ngày. Chia ra ngày uống nhiều lần, bạn sẽ thấy cảm giác nhẹ bụng và dễ chịu hơn rất nhiều.
Cây hoàn ngọc đỏ ngoài công dụng chữa đường ruột còn có tác dụng cầm máu và chống viêm cho vết thương hở. Khi không may bị thương, hãy lấy lá hoàn ngọc đỏ tươi đem rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt lá và giã nát sau đó đắp vào chỗ vết thương. Máu sẽ được cầm ngay lập tức và không còn lo lắng chỗ vết thương hở sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.
Cùng với việc đắp lá cây hoàn ngọc đỏ vào vết thương, bạn cũng nên giã hoàn ngọc và vắt lấy nước nguyên chất uống để bổ trợ cho việc cầm máu khẩn cấp
Ngoài ra cây hoàn ngọc đỏ còn có công dụng:
-Tác dụng cầm máu
-Chữa trĩ ra máu
-Trị cảm cúm hạ sốt
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lí về gan.
- Điều hòa huyết áp
- Chữa đau mắt đỏ
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Làm tan sẹo lồi - Hỗ trợ điều trị ung thư .....
* Một số lưu ý
+ Khi nhai lá cây Hoàn ngọc cần nhai kỹ và nhai thật chậm. Bởi khi đó, tuyến nước bọt sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của dược liệu
+ Cây Hoàn ngọc là một loại dược liệu không chứa độc, lành tính, không có khả năng kháng thuốc hoặc tương tác với những loại thuốc chữa bệnh khác. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn của dược liệu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó trước khi quyết định sử dụng cây Hoàn ngọc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Tagged under:

Tác dụng cực tốt của rau Dền Đỏ| chữa tiểu đường| Hằng Lê HG85

Rau dền đỏ là một loại rau rất thông dụng, là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, không chỉ là một loại rau đơn thuần dền đỏ còn là một cây thuốc nam với nhiều tác dụng quý. Theo dân gian, rau dền đỏ có tính mát, thanh nhiệt, sát trùng tốt. Khi bị nóng trong dễ sinh mụn nhọt, chỉ cần uống nước rau dền luộc có thể khỏi nhanh chóng. Rau dền có đặc tính sinh trưởng trong mùa hè, là một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt tốt. Vì có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protid, glucid, vitamin và chất khoáng mà rau dền đỏ còn có tác dụng làm mát gan và thanh nhiệt cực kì hiệu quả.
Rau dền đổ có rất nhiều dưỡng chất. Vì mang đặc tính chung của các họ rau củ màu đỏ, rau dền đỏ chứa hàm lượng vitamin A rất cao.
Tuy hàm lượng sắt và canxi trong rau dền đỏ khá cao, nhưng rau dền lại không chứa acid oxalic, nên hai chất này được cơ thể hấp thụ và tận dụng dễ dàng, đặc biệt tốt cho các mẹ bầu thiếu chất.
Theo y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh
Sau đây là những tác dụng:
- Tốt cho người thiếu máu
- Giảm Cholesterol
- Ngăn ngừa ung thư
- Tốt cho da
- Trị máu nóng sinh kiết lị, lở loét
- Trị ho khan
- Trị rắn cắn
- Bổ sung Canxi cho mẹ và bé
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
 Một số lưu ý khi sử dụng rau dền đỏ: Người viêm đại tràng, đường ruột kém, lạnh bụng không nên ăn rau dền..

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Tagged under:

Cây Cỏ Mực và tác dụng tuyệt vời| cây Nhọ Nồi| Hằng Lê HG85

Cỏ mực hay dân gian còn gọi cỏ nhọ nồi là loại cây hoang mọc khắp mọi nơi ở nước ta. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong cỏ mực có các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K... Vì vậy, cỏ mực có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc.
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m. Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa. Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
 • Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
• Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy
Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng
Cây cỏ mực thường được sử dụng để chữa bệnh bệnh gan và thận. Cây cỏ mực còn có lợi trong việc điều trị viêm da và bệnh chàm và giúp chữa ung thư, thúc đẩy sự phát triển của tóc, và nó là một chất chống vi khuẩn tuyệt vời và nó được sử dụng trong hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.
Dưới đây là một số công dụng
- Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh
- Tiêu ra máu
- Chảy máu dạ dày - hành tá tràng
- Trĩ ra máu
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ
- Chữa râu tóc bạc sớm
- Chữa sỏi thận
- Chữa cơn đau nửa đầu
- Làm dịu dạ dày
** Một số lưu ý
• Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, người bị âm hư
• Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cấm sử dụng, dễ bị sảy thai.
• Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp khi bị sốt nhẹ
• Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì càng nên tránh xa.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Tagged under:

Công dụng thần kỳ của cây đinh lăng| lá đinh lăng| Hằng Lê HG85

Cây đinh lăng – thần dược cho sức khỏe Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, thân gỗ có chiều cao từ 0,8 đến 1,5m. Là loại cây có sức sống mãnh liệt,. Trước đây người ta thường chỉ thu hoạch lá đinh lăng như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta Cây đinh lăng có nhiều loại: đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá nhuyễn, đinh lăng lá to,… Cây đinh lăng lá nhỏ là loại đinh lăng phổ biến nhất, khi chúng ta nhắc tới cây đinh lăng thì hình ảnh đầu tiên chúng ta liên tưởng đó chính là giống cây này. Loại cây này thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc Những công dụng của cây đinh lăng: Chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối: thân cành đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, lá lốt, rễ xấu hổ, bưởi bung, mỗi loại 10g) cho vào 600ml nước, sắc cô còn 300ml, uống mỗi ngày 3 lần. Đinh lăng chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút: Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng cây đinh lăng có thể điều trị những chứng bệnh như: Phong thấp, đau lưng, cảm sốt, mụn nhọt, phòng bệnh kinh giật ở trẻ nhỏ, giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, xông lá đinh lăng giúp thải mồ hôi, hạ nhiệt… Trong Đông Y, mọi bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể dùng được. Tuy nhiên mỗi bộ phận sẽ có những cách dùng khác nhau. + Lá đinh lăng phải mang phơi khô, sao vàng, hạ thổ thì mới có thể dùng làm gối nằm để trị mồ hôi trộm, đau đầu, tăng cường trí nhớ. + Thân cây đinh lăng băm nhỏ, sao vàng, hạ thổ, để sắc nước uống. Rễ cây đinh lăng có thể ngâm rượu. Trong rễ cây đinh lăng còn chứa những thành phần có thể gây hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, nếu dùng quá liều lượng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy và kèm theo nôn mửa. Rễ cây đinh lăng càng lâu năm thì thành phần dược tính của nó càng mạnh. Vì vậy khi dùng cần phải thật sự thận trọng. Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô. Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài. Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát Công dụng của lá đinh lăng phơi khô Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có: + Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu. + Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy. + Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay. + Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ. + Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu. + Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp. Cách phơi lá đinh lăng để uống đơn giản nhưng bạn nên chú ý thực hiện đúng quý trình để vị thuốc bảo toàn được dược tính. Hướng dẫn cách phơi khô lá đinh lăng như sau: + Trước tiên cần chọn lá đinh lăng già, không bị sâu, sử dụng cả cọng và cuống lá. + Đem lá đinh lăng đi rửa thật sạch, cho lá vào ngâm nước muối 20 phút và rửa lại với nước. + Để đinh lăng ráo nước, sau đó cắt khúc bằng ngón tay và đem đi trải đều phơi nắng. + Không nên phơi nắng gắt vì sẽ làm cháy lá, khi phơi nên đảo lá đều và nhẹ tay. + Phơi đến khi lá đinh lăng khô hẳn thì đợi cho lá nguội, bớt giòn cho vào túi nilon bảo quản nơi khô thoáng dùng dần. Mục đích của sao vàng hạ thổ là giúp bảo quản vị thuốc lâu hơn. Sau khi sao vàng, dược liệu được đem đi hạ thổ sẽ hấp thu tinh túy của đất thời, từ đó phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Khi sao lá đinh lăng để uống, nếu dùng để sắc nước uống chữa bệnh thì sao luôn cả cành và lá đinh lăng Đinh lăng phơi khô độc vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ sung dưỡng chất giúp điều trị suy nhược. Ngoài ra khi kết hợp với các vị thuốc Đông Y khác có thể hỗ trợ chữa một số bệnh lý về xương khớp, tim mạch…Sau đây là những bài thuốc từ lá đinh lăng phơi khô được ứng dụng rộng rãi: Lá đinh lăng khô làm gối cho bé Gối đinh lăng khô có mùi hương thoang thoảng, dễ chịu giúp trẻ nhỏ ngủ ngon và lấn át mùi mồ hôi, mùi sữa,… Ngoài ra, đinh lăng dưới gối cũng giúp củng cố thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ nơi đầu nằm của trẻ. Từ đó trẻ được thoải mái, dễ chịu, không bị ra mồ hôi trộm hay giật mình khi ngủ. Cách thực hiện: + Lưu ý nên dùng lá đinh lăng không chứa cọng hay cuống lá, vì cọng cứng có thể gây đau cho bé khi nằm. + Trước khi cho lá đinh lăng vào gối, lót trước lớp bông gòn rồi cho thêm lá đinh lăng khô (tỉ lệ là 2 bông gòn: 1 lá đinh lăng) vào trong. + Dùng tay dàn đều đinh lăng dưới lớp bông gòn sau đó đóng vỏ gối lại cho kín lót đầu cho bé ngủ. Đinh lăng chữa mề đay, mẩn ngứa Lá đinh lăng phơi khô có tính kháng viêm mạnh. Nước lá đinh lăng được đánh giá mang đến hiệu quả trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Có thể kết hợp uống nước lá đinh lăng phơi khô và đắp đinh lăng tươi ngoài da để tăng hiệu quả điều trị: Cách thực hiện: + Chuẩn bị từ 50gram lá đinh lăng khô rửa sạch, để ráo nước. + Cho đinh lăng khô vào ấm sắc với 500ml nước đến khi sôi. + Đun nước đến khi hỗn hợp cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. + Dùng nước này uống khi còm ấm, nên uống sau bữa ăn. + Áp dụng trong 10 ngày, kết hợp đắp đinh lăng sẽ thấy hiệu quả. Nước lá đinh răng chữa ho lâu ngày Một công dụng lá đinh lăng phơi khô được nhiều người áp dụng trong chữa ho khan, ho có đờm lâu ngày. Đối với trường hợp ho dai dẳng lâu ngày, dùng thuốc tây khoảng 3 ngày không khỏi có thể thử uống nước lá đinh lăng đã sao khô. Trong đinh lăng có thành phần vitamin và các chất chống viêm tự nhiên có thể khắc phục sự phát triển của virus, mầm bệnh gây ho. Cách thực hiện: + Sử dụng 50 gram lá đinh lăng phơi khô, sao vàng cùng vài lá gừng tươi. + Cho hỗn hợp đun với lửa nhỏ, uống thay nước mỗi ngày. + Uống liên tục trong nhiều ngày sẽ nhận thấy cơn ho thuyên giảm nhanh chóng. Đinh lăng chữa mất ngủ Công dụng được nhiều người biết đến của đinh lăng là chữa được chứng mất ngủ. Trong ghi nhận Đông Y, lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ. Người cao tuổi thường xuyên trằn trọc khó ngủ, uống nước lá đinh lăng phơi khô thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh tọa, phòng ngừa lão hóa sớm… Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, xuống sức, thường xuyên mất tập trung do mất ngủ nên áp dụng phương thuốc sau: + Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, 20g lá Vông, 20g Tang Diệp, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. + Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. + Cho nguyên dược liệu vào nồi đun cùng 400ml nước trên lửa vừa. + Đun đến khi hỗn hợp nước còn 150ml thì dùng uống khi còn nóng. Đinh lăng khô chữa bệnh thận Một công dụng ít được biết đến của đinh lăng khô là bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết thuận lợi. Lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh thận, và nhất là sỏi thận. Vì thế, bệnh nhân đang mắc bệnh thận có thể uống lá đinh lăng mỗi ngày để hỗ trợ khắc phục bệnh. Cách thực hiện bài thuốc như sau: + Lá đinh lăng khô 25 gram, lá vông 20 gram, liên nhục 16 gram, tâm sen 12 gram, lvà tang diệp 20 gram. + Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó đun cùng 400ml nước. + Đun đến khi thuốc sắc còn khoảng 150ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Bên cạnh việc điều trị bằng dược liệu, người bệnh có thể chế biến các món ăn từ lá đinh lăng để bổ sung dinh dưỡng. Đinh lăng phơi khô được đánh giá là vị thuốc mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, với đặc điểm cơ địa khác nhau và cây thuốc có thể phát huy hiệu quả nhanh hoặc chậm. Nếu đã sử dụng đinh lăng chữa bệnh trong thời gian 2 – 3 tuần mà không nhận thấy chuyển biến, bạn nên tìm đến phương thuốc điều trị khác hiệu quả hơn. Bất kỳ vị thảo dược nào cũng có thể mang lại những phản ứng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách, hoặc quá lạm dụng chúng Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng lá đinh lăng phơi khô. Trong mọi trường hợp phát sinh bất thường trường điều trị, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để nhận được hướng dẫn cụ thể.