300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Tagged under:

Cây phèn đen còn có tên gọi khác là cây mực, tạo phan diệp. Phèn đen là cây nhiệt đới, ưa sống ở nơi có nhiều ánh sáng, thích nghi được với nhiều vùng đất khác nhau kể cả nơi có thời tiết nắng nóng. Đây là cây mọc hoang, có nhiều ven đường, đất hoang, ven sông suối. Để làm dược liệu, dân gian thường sử dụng các bộ phận gồm rễ cây, lá và phần vỏ ở thân cây • Rễ cây phèn đen có vị chát và tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm, thường dùng chữa cam tích trẻ em, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ,… • Lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, sát trùng, lợi tiểu, dùng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mề đay, lở loét, ứ huyết, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, cảm sốt, rắn cắn,… • Vỏ ở thân cây được dùng để chữa bí tiểu, thuỷ đậu có mủ,… • Dùng toàn thân cây thuốc để chữa bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, tê bì,… Phèn đen là vị thuốc rất phổ biến trong Đông Y, nó là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc. Sau đây là một số tác dụng của cây Phèn Đen 1. Cây phèn đen có tác dụng giúp đào thải độc tố Cây phèn đen có thành phần là các chất kháng sinh tự nhiên, giúp đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là tình trạng ngộ độc gan. Dùng rượu, bia nhiều khiến gan bị ngộ độc, không thể lọc, đào thải chất khiến độc tích tụ gây chức năng của gan bị giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó dùng các thực phẩm không sạch, hay làm việc trong môi trường độc hại… Cơ thể rất dễ bị nhiễm độc, đặc biệt là độc chì, độc do các thực phẩm. Dùng cây phèn đen uống sẽ giúp đảo thải độc tố này nhanh chóng ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể ổn định hơn. Ngăn ngừa được những tình trạng xấu cho cơ thể. 2. Cây phèn đen có tác dụng giải độc rắn cắn Nếu đang đi bị rắn cắn, hãy nhớ cách xử lý sau: Dùng lá cây tươi phèn đen, giã nát sau đó đắp vào phần bị rắn độc cắn. Cây phèn đen có công dụng hút máu độc rắn ra khỏi vết thương, cực kỳ tốt. Độc tính của cây phèn đen mạnh hơn nhiều so với độc rắn, vì thế nó đào thải độc rắn rất nhanh ra khỏi cơ thể. 3. Cây phèn đen chữa trị gai cột sống Các nhà khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng chống viêm giảm đau của cây phèn đen. Bởi trong thành phần của cây có chứa flavonoid. Hơn nữa, cây phèn đen cũng hỗ trợ hạn chế khả năng phát triển của gai xương. Chất Saponin trong loại cây này tốt cho xương. Bên cạnh đó tanin, ancaloit, phenol, betulin, vitamin A, E, K… trong cây phèn đen cũng giúp tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn. Do chứa nhiều hoạt chất có lợi nên cây phèn đen cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Như trên đã đề cập, có thể sử dụng lá, rễ và vỏ thân cây để chữa bệnh gai cột sống. Rễ cây thu hái vào mùa thu, lá thu hái vào mùa xuân và hạ. Khi thu hái về cần rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc nhỏ rồi đem phơi khô. Bảo quản cây phèn đen trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát. * Chuẩn bị: • Phèn đen khô 30g • Lá lốt 30g • Lá bưởi bung 20g • Cỏ xước 20g • Rễ gấc 10g * Cách thực hiện: • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo nước. • Sao khô tất các nguyên liệu, trừ phèn đen khô. • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc chung với 2 lít nước trong 2 tiếng. • Uống 3 lần mỗi ngày, sau khi ăn 30 phút * Lưu ý khi sử dụng phèn đen trị gai cột sống Trước khi sử dụng bài thuốc dân gian chữa gai cột sống bằng cây phèn đen cần hỏi ý kiến của bác sĩ. • Cần sử dụng cây thuốc chữa bệnh gai cột sống này đúng cách, đúng liều lượng. • Không sử dụng cho phụ nữ có thai. • Chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. • Cần kiên trì sử dụng mới phát huy hiệu quả. Tác dụng của bài thuốc tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý như bổ sung rau củ, thực phẩm giàu omega-3. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, kiêng nội tạng động vật, rượu bia. • Nếu sau một thời gian sử dụng bệnh không chuyển biến tốt cần cân nhắc ngừng dùng bài thuốc này để đổi sang phương pháp khác. • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. 4. Tác dụng của cây phèn đen chữa bệnh thủy đậu Thủy đậu, hay đậu mùa là bệnh thường xẩy ra vào mùa hè ở trẻ nhỏ. Bệnh này nguy hiểm ở mức vừa, nếu không chữa trị nhanh chóng và đứt điểm có thể khiến cơ thể trẻ nhỏ bị phá vỡ mất lớp miễn dịch vốn có ở cơ thể trẻ nhỏ. Dùng một nắm cây phèn đen, với một ít muối trắng, đun chung với nhau. Đun đến khi cô đặc lại, thì lấy dung dịch này bôi nên vùng bị mụn thủy đậu. Đun để lại 1 chén nước cho trẻ uống. Đây là Phương pháp dân gian đem lại hiệu quả rất tuyệt vời để chữa bệnh. 5. Công dụng của cây phèn đen trị sâu tăng, chảy máu chân răng Cây phèn đen có tác dụng diệt khuẩn, nên dùng cho răng miệng là hoàn toàn hợp lý. Nhất là khi răng bị đau âm ỉ, nhức nhối, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường. Lấy cây phèn đen xúc miệng, hoặc nấu thành dạng cô đặc, bôi vào chân răng, răng bị sâu,… 6. Cây phèn đen chữa bệnh trĩ Những ai mắc bệnh trĩ có thể lấy 20g mỗi vị phèn đen khô, lá huyết dụ, lá trắc bách diệp rửa sạch. Cho tất cả vào sắc chung với 700ml nước, sắc cạn còn 300ml thì dừng. Chắc ra bát uống. Dùng liên tục và đều đặn kích thước búi trĩ sẽ dần teo nhỏ lại và biến mất ** Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng phèn đen chữa bệnh Cây phèn đen được ông cha ta sử dụng bao đời nay để chữa bệnh, rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng phải chú ý những vấn đề sau: • Phụ nữ đang mang thai phải thận trọng khi sử dụng, trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn. • Trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ, khi dùng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ dùng đúng liều lượng cụ thể của từng bài thuốc, tuyệt đối không dùng hơn. Nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm một nửa liều. • Trong trường hợp sử dụng mà người có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của cây thuốc, có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm khi gặp, chủ yếu là do cơ địa người bệnh. Trong thiên nhiên có nhiều loại cây thuốc khác cũng có đặc điểm tương tự cây phèn đen nên cần thu hái đúng cây thuốc,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét