300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Tagged under:

NHỮNG TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA TRÁI BÌNH BÁT Theo dân gian Việt Nam, cây bình bát là loại cây dân dã mọc nhiều phỏ biến nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trái bình bát có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe mà nhiều người còn chưa biết đến. Xin mời các bạn hãy đọc bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng của trái Bình bát Bình bát còn được biết đến với các tên gọi như trái nê, trái na xiêm được trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Bình bát là loại cây gỗ, cao khoảng 3 – 5 m và có tán rất rộng. Loại cây này có thể sinh trưởng ở vùng ngập nước vừa phải. Bình bát có dạng lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng, song trái chín thì có mùi thơm cực kì hấp dẫn. Cây bình bát thường dùng làm củi đốt và cháy khá nhanh. Trái bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt. Bình bát tuy thơm và bổ dưỡng nhưng có khá nhiều hạt và phần nạc dính vào hạt rất chặt. Do đó ăn trái bình bát khá kì công. Bạn có thể dầm chung với đường cho thật kĩ rồi chắt lấy nước đặc pha với nước lạnh để ăn. Bạn nên cho thêm ít đá viên là thành thức uống giải khát lúc trưa hè. * Tính vị Toàn thân cây Bình bát có vị đắng chát, chứa độc tố, đặc biệt là ở vỏ thân và hạt. * Tác dụng dược lý - Theo y học hiện đại: Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số loại nấm như Candida Albicans, Trichophyton Mentagrophytes, trực khuẩn lỵ và vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ thống hô hấp. Tác dụng độc với tế bào: Chiết xuất từ hạt, vỏ thân và rễ Bình bát được cho là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi và ung thư bạch cầu dòng Lympho. Tác dụng tiêu diệt côn trùng, ấu trùng, con ghẻ, chấy rận. - Theo y học cổ truyền: Chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng Nhuận tràng, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ bài tiết - Chủ trị: Điều trị mề đay mẩn ngứa Trị bệnh lao phổi Hỗ trợ cải thiện các bệnh xương khớp Điều trị tiểu đường Quả bình bát có mùi thơm đặc trưng nên dễ thu hút côn trùng. Do đó, cần để tránh những nơi có côn trùng, nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao có thể gây ẩm mốc làm hư hỏng dược liệu. * Những bài thuốc chữa bệnh từ cây và trái bình bát Cây bình bát giúp trị bệnh lao phổi Dùng 20g thân vỏ thái mỏng rồi đem phơi khô, sau đó đun sôi nấu cùng 1,2 lít nước dùng uống trong ngày và uống iên tục cho đến khi thấy đỡ hẳn. Chữa bệnh tiểu đường Dùng quả bình bát xanh bỏ hạt, thái mỏng, phơi khô. Mỗi lần nấu dùng khoảng 5g đủ uống trong ngày đun sôi 15 phút. Dùng theo cách này lượng đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định. Chữa bướu cổ bằng quả bình bát Dùng quả bình bát tươi, dùng đũa căm xuyên qua rồi đem nướng đến khi cháy hết vỏ. Để nguội đến khi quả còn ấm rồi lăn lên vùng bướu, mỗi lần thực hiện khoảng 30 phút. Mỗi lần lăn từ 2- 3 quả và cứ lăn liên tục đến khi bướu tan hẳn. Chữa bệnh đau, nhức xương khớp Lấy trái bình bát xanh giã nhuyễn, cho vào nồi và cho thêm ít nước xào nóng. Sau đó chườm và vị trí đau 30 phút.Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, có thể sử dụng kết hợp với các sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để đạt hiệu quả tốt nhất. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán Sử dụng quả Bình bát xanh, phơi khô, thái lát. Mỗi lần dùng 8 – 12 g sắc thành thuốc, dùng uống. Quả bình bát trị bướu cổ Bướu cổ là một trong những bệnh phổ biến, thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi. Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư Bệnh bướu cổ được xác định gây ra bởi các nguyên nhân gồm cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao; do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn tuyến giáp và gây bướu cổ; một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất di truyền. Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, y học đưa ra những phương pháp để chữa trị bệnh này. Trong đó, Đông y xem trái bình bát nướng là một trong những bài thuốc trị bướu cổ hiệu quả. Nguyên nhân để người ta chọn trái bình bát trong điều trị bệnh bướu cổ là trong trái này có nhiều vitamin C, magnésium, potassium giúp giảm tác hại của các tế bào gốc tự do và có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất dịch và cân bằng điện giải trong cơ thể. Chữa bệnh bướu cổ bằng trái bình bát nướng là bài thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc Nam Cách thực hiện như sau: Sử dụng trái bình bát xanh, dùng một cây đũa xuyên qua, đem nướng trên bếp than, nướng trái xém vỏ, để nguội vừa phải và lăn lên bướu. Mỗi ngày lăn ba lần, mỗi lần lăn khoảng 30 phút. Trái bình bát xanh có tính hút độc mạnh, tan ứ, tiêu u, khi lăn thời gian khoảng 3 ngày thì sẽ thấy khối u mềm ra, kiên trì lăn từ 1 đến 2 tuần trở lên sẽ thấy hiệu quả. Tùy theo khối u to hay nhỏ, thời gian lăn nhiều hay ít sẽ thấy hiệu quả rõ ràng. Ngoài trị bướu cổ, bình bát và còn là khắc tinh của các khối u như: u vú, u hạch. Bị u chỗ nào thì nướng bình bát và lăn lên chỗ đó, khối u sẽ mềm và nhỏ dần. Theo các nguyên cứu khoa học, không chỉ các chất có trong trái bình bát hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ mà việc làm nóng trái bình bát rồi lăn trên bướu cổ còn có tác dụng làm nóng ở vị trí được lăn, từ đó giúp giảm đau, giảm sưng tại vị trí bị bướu cổ. Trong y học, công dụng của trái bình bát nướng có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có bướu cổ. Đối với một số người, việc tìm đến các bài thuốc Nam để trị bướu cổ, như sử dụng trái bình bát là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm giảm những tác dụng phụ cũng như đảm bảo sức khỏe bản thân. * Lưu ý khi sử dụng Bình bát - Bình bát có chứa độc, do đó khi sử dụng cần hết sức thận trọng. - Không để nhựa, nước của cây bắn vào mắt để tránh kích ứng. Ngoài ra, khi sơ chế nên tránh để tiếp xúc trực tiếp với da, nhựa cây có thể gây dị ứng, kích ứng, mề đay mẩn ngứa. - Bình bát là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi với nhiều ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, cây có chứa độc tính, do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét