300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Tagged under:

Tác dụng đặc biệt của rau Mồng Tơi| Mùng Tơi| Hằng Lê HG85

Cây mùng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét. Lá mùng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân. Trong y học cổ truyền, dược liệu mùng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, thông tiện. Chữa trị táo bón, đau mỏi xương khớp. Toàn cây được y học cổ truyền của Trung Quốc dùng điều trị bệnh lỵ, nhiễm trùng bàng quang, đau ruột thừa, bỏng, gãy xương, tổn thương ngoài da, đại tiện bí kết. Tại Ấn Độ, lá cây mồng tơi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh lậu, mề đay, viêm bao quy đầu. Trong khi đó ở Thái Lan, dược liệu này cũng được dùng để chữa trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, nấm lang ben, gàu, bạch biến. Một số tác dụng - Điều trị bệnh trĩ nhẹ • Giã nát 1 năm mồng tơi cùng với vài hạt muối ăn • Đắp trực tiếp vào hậu môn 30 phút • Thực hiện cách ngày để nhanh thấy được hiệu quả Hoặc • Xay nhuyễn 1 bó mồng tơi với 1 cốc nước đun sôi để nguội • Lọc nước cốt uống mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt - Chữa tức ngực, bồn chồn • Lấy 60g mống tơi sắc kỹ lấy 200 ml nước đặc • Thêm một chút rượu trắng vào uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần -Trị táo bón, nóng trong, giải độc cho cơ thể • Chuẩn bị 500g rau mồng tơi, rửa sạch, cắt nhỏ • Đem nấu thành canh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng • Dùng món này trong vài ngày có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tiện thông suốt, ngăn ngừa và chữa trị táo bón. -Trị say nắng • Lấy 4- 5 lá mồng tơi tươi giã nát • Đắp vào trán và 2 bên thái dương • Dùng băng gạc y tế băng lại để giữ thuốc cố định • Nằm yên nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy tình trạng được cải thiện -Trị bỏng, làm mau lành vết thương • Giã nát cây mồng tơi với vài hạt muối • Vắt nước cốt chấm lên vết bỏng hoặc đắp cả bã lên khu vực tổn thương -Chữa đau nhức xương khớp • Chuẩn bị 300g giò heo và 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng • Giò heo ninh nhừ rồi cho rau và rượu trắng vào nấu chín • Nêm thêm chút mắn, muối cho vừa khẩu vị • Dùng món này thường xuyên để chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, do chấn thương hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về cơ – xương – khớp. -Kích thích lưu thông khí huyết, chống lão hóa, dưỡng da hồng hào •Lấy vài ngọn rau mồng tơi non giã lấy nước cốt •Thêm vào vài hạt muối, quậy đều để muối tan hết •Thoa hỗn hợp này lên mặt mỗi buổi tối trước khi đi ngủ -Giảm cholesterol và mỡ trong máu Thường xuyên ăn rau mồng tơi dưới dạng nấu, xào hay luộc giúp đào thải cholesterol và mỡ dư thừa qua phân, làm sạch ruột. Qua đó ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, béo phì. -Chữa tiểu nóng, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu • Xay nhuyễn lá mồng tơi, lọc lấy nước cốt rồi pha thêm vào một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối ăn •Quậy đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau • Uống vào mỗi buổi sáng • Kết hợp lấy bã mồng tơi đắp vào bụng dưới khu vực bàng quang. ** Rau mồng tơi dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe ** Những lưu ý khi sử dụng rau mùng tơi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét